7 loại cây giúp xua đuổi côn trùng có hại ra khỏi vườn nhà bạn
Wiki

7 loại cây giúp xua đuổi côn trùng có hại ra khỏi vườn nhà bạn

Bạc hà

Cây bạc hà giúp xua đuổi côn trùng có hại

Bạc hà ưa đất ẩm nhưng phải thoát nước tốt, loài cây này chịu được bóng râm và không cần phải chăm sóc cầu kỳ. Bạc hà được rất nhiều người yêu thích nhờ hương thơm the mát, dễ chịu, nhưng lại là “khắc tinh” của một số loài động vật, côn trùng, sâu bọ có hại. Trồng một vài bụi bạc hà sẽ góp phần đuổi kiến, muỗi, ốc sên và chuột tránh xa vườn nhà bạn. 

Dã yên thảo

Dã yên thảo xua đuổi côn trùng có hại

Dã yên thảo là loại cây dễ trồng, cho hoa đẹp, thích hợp để trang trí vườn nhà. Cây có thể phát triển tốt trong bóng râm một phần nhưng thân, hoa, lá đều khá mỏng manh nên nơi trồng phải khuất gió. Dã yên thảo phát triển nhanh thành bụi lớn nên khi trồng cây con, bạn nên để khoảng cách tối thiểu 30cm giữa các cây. Không chỉ cho hoa đẹp quanh năm với nhiều màu sắc rực rỡ, đa dạng, dã yên thảo còn có một tác dụng khá bất ngờ với nhiều người: cây có thể xua đuổi rầy, rệp, sâu sừng cà chua và nhiều loài bọ cánh cứng có hại khác.

Cúc mâm xôi

Hoa cúc mâm xôi

Những bông cúc mâm xôi màu vàng rực rỡ chắc chắn sẽ tô điểm cho khu vườn của bạn thêm sinh động, đầy sức sống. Loài cây này cũng phát triển thành bụi lớn nên cần giữ khoảng cách từ 30-90cm giữa các cây con. Cúc mâm xôi ưa ánh sáng mạnh, đất ẩm nhưng phải tơi xốp, thoát nước tốt. Đặc biệt, bạn có thể trồng cúc mâm xôi để loại bỏ các loài gây hại cho khu vườn như rầy, nhện đỏ, kiến, bọ ba đuôi (con anh vĩ),…

Oải hương

Oải hương

Oải hương cũng là một loại cây cần nhiều không gian để phát triển, vì vậy, khi gieo hạt hay trồng cây con, bạn nhớ để lại khoảng cách từ 60-90 cm giữa các hạt/cây. Oải hương không ưa đất ẩm, thoát nước kém nhưng có thể phát triển được trên đất cằn, nhiều sỏi đá. Hoa oải hương không chỉ đẹp, có mùi thơm dễ chịu, chữa mất ngủ, cải thiện tâm trạng và cảm xúc mà còn là “khắc tinh” của nhiều loại côn trùng gây hại như ruồi nhà, bướm đêm và bọ chét.

Cúc kim tiền

Với màu sắc tươi sáng, cúc kim tiền (cúc xu xi) mang đến cho vườn nhà vẻ đẹp rực rỡ, dễ thương như chính loài hoa này. Nơi trồng cúc kim tiền cần có nhiều ánh nắng mặt trời, đất màu mỡ, thoát nước tốt. Loài cúc này có thể đẩy lùi một số loài gây hại như bọ cánh cứng măng tây và sâu sừng cà chua. Hơn thế nữa, cúc kim tiền còn thu hút các loài côn trùng có lợi như giống ruồi giấm là thiên địch của rệp.

Húng quế

Cây húng quế

Là một trong những loại cây gia vị phổ biến nhất trong phòng bếp, húng quế cũng được trồng nhiều trong vườn để tiện cho các bà nội trợ khi cần, đồng thời giúp xua đuổi các loại muỗi, làm hỏng trứng muỗi và ruồi nhà. Bạn có thể trồng húng quế xen kẽ các luống rau hoặc trồng trong chậu và đặt chúng trong vườn. Đất trồng húng quế cần tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt nên khi trồng phải lên luống cho cây. 

Phong lữ 

Hoa phong lữ

Không chỉ nổi bật với vô số sắc hoa đa dạng, bắt mắt, phong lữ “đốn tim” những người yêu cây bằng mùi thơm đặc trưng cực kỳ quyến rũ. Hương hoa phong lữ có tác dụng tăng cường sự minh mẫn, tập trung, tỉnh táo. Đây cũng là một trong những loài hoa “kinh điển”, rất được lòng cộng đồng yêu thích làm vườn. Phong lữ thích hợp trồng trong chậu có lỗ thoát nước hoặc giò treo, có thể giâm cành hoặc gieo hạt đều được. Cây ưa sáng, cần ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp từ 4-6 giờ mỗi ngày mới có thể phát triển tốt, ra hoa đẹp, tươi màu. Phong lữ không chỉ ít bị sâu bệnh mà còn có thể xua đuổi các loài gây hại tấn công các loài cây trồng xung quanh. Một vài chậu phong lữ sẽ giúp bảo vệ vườn nhà bạn khỏi bọ cánh cứng Nhật Bản, muỗi, rầy và giun ngô.

Hương Liên

>> 15 cây cảnh tốt cho sức khỏe nên có trong nhà bạn

>> 3 tuyệt chiêu phối màu đỉnh cao trong thiết kế sân vườn

>> Vài mẹo nhỏ biến sân vườn thành ốc đảo thư giãn lý tưởng

>> Thiết kế sân vườn an yên mang phong cách Nhật

 

Chia sẻ:
Related Posts
Nhà ống Sài Gòn sử dụng mặt tiền rỗng để đón ánh sáng tự nhiên và gió trờiTh12 15, 2024
Nhà ống Sài Gòn sử dụng mặt tiền rỗng để đón ánh sáng tự nhiên và gió trời

NDC House tọa lạc ở quận 1, quận đô thị trung tâm thuộc TP.HCM. Ngôi nhà ống có tổng diện tích sử dụ...

Thêm 3 địa phương ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2020Th12 14, 2024
Thêm 3 địa phương ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2020

Nhiều địa phương (Lạng Sơn, Kiên Giang, Đồng Nai) đã ban hành hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) áp...

TP.HCM chuyển căn hộ cao cấp tồn kho thành nhà ở xã hộiTh12 14, 2024
TP.HCM chuyển căn hộ cao cấp tồn kho thành nhà ở xã hội

Với những dự án nhà ở sinh viên không hiệu quả, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng ch...