Căn Cứ Tính Giá Đền Bù Đất Nông Nghiệp 2024
Wiki

Căn Cứ Tính Giá Đền Bù Đất Nông Nghiệp 2024

Lê Nhi

Theo Điều 74, Luật Đất đai sửa đổi năm 2013, khi người dân bị thu hồi đất sẽ được Nhà nước đền bù theo quy định. Vậy nhà nước quy định bảng giá đền bù đất nông nghiệp 2024 ở mức bao nhiêu? Người dân có được thỏa thuận mức giá này không?

1. Cách Tính Giá Đền Bù Đất Nông Nghiệp Năm 2024

Căn cứ pháp lý để xác định được mức giá đền bù đất nông nghiệp:

  • Điểm đ, Khoản 4, Điều 114, Luật Đất đai 2013.
  • Khoản 5, Điều 4, Nghị định số 44/2021/NĐ-CP.
  • Khoản 4, Điều 3, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.
  • Nghị định số 96/2019/NĐ-CP.

Theo đó, giá đất bồi thường cho đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi được tính như sau:

Giá đền bù đất nông nghiệp = Diện tích đất bị thu hồi (m2) x Giá đền bù (VNĐ/m2).

Trong đó: Giá đền bù = Giá đất đã được quy định trong bảng giá đất x Hệ số tăng/giảm đất nông nghiệp theo từng năm x Hệ số điều chỉnh khác (nếu có).

Khung giá đất sẽ do UBND cấp tỉnh hoặc tương đương ban hành. Thông thường khung giá đất này sẽ được áp dụng theo giai đoạn 5 năm, hết 5 năm thì UBND có thể cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Như vậy, để biết mảnh đất đang được áp dụng khung giá nào cần xác định chính xác vị trí và tra trong bảng giá đã được ban hành.

Hệ số điều chỉnh giá đất được UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất chính thức từ cơ quan có thẩm quyền. Hệ số đất của các mảnh đất có thể khác nhau vì hệ số này không được sử dụng cố định theo năm hay giai đoạn.

Diện tích đất nông nghiệp nhận đền bù là có hạn mức
Diện tích đất nông nghiệp nhận đền bù có hạn mức.

Lưu ý: Nhà nước chỉ đền bù đối với diện tích đất nằm trong hạn mức cấp đất nông nghiệp do địa phương trình lên từ trước. Phần đất vượt hạn mức dù đủ điều kiện được đền bù cũng chỉ nhận được bồi thường chi phí đầu tư thay vì nhận được tiền đền bù đối với đất.

2. Bảng Giá Đền Bù Đất Nông Nghiệp 2024 Ở Hà Nội, TP.HCM

Bảng giá đền bù đất nông nghiệp tại mỗi địa phương có thể khác nhau do đặc thù kinh tế, xã hội, địa lý của khu vực. Tuy vậy, hầu hết các tỉnh thành đều xây dựng khung giá đền bù dựa trên các điều luật tại Luật Đất đai sửa đổi 2013. Chỉ có số ít các tỉnh áp dụng bảng giá đền bù cao hơn so với mặt bằng chung và sẽ có văn bản thông báo thay đổi, bổ sung tiền đền bù tùy theo biến động của thị trường bất động sản địa phương.

Người dân có thể xin bảng giá bồi thường đất nông nghiệp tại văn phòng địa chính địa phương. Trong một số trường hợp, bên giải tỏa và thực hiện đền bù hoặc chính quyền địa phương cũng có thể cung cấp cho chủ đất bảng giá này để tham khảo.

Bảng giá đền bù đất nông nghiệp tại các địa phương là khác nhau
Bảng giá đền bù đất nông nghiệp tại các địa phương là khác nhau.

Dưới đây là bảng giá đền bù đất nông nghiệp tại 2 tỉnh thành lớn trên cả nước cho bạn đọc tham khảo:

Bảng Giá Đền Bù Đất Nông Nghiệp Tại Hà Nội

Hiện nay, mức giá đền bù đất nông nghiệp tại Hà nội được áp dụng như sau:

Loại đấtGiá đền bùMức đền bù tối đa
Đất nông nghiệp chuyên trồng lúa nước hoặc cây hàng năm50.000đ/m2Không vượt quá 250.000.000đ/chủ sử dụng đất.
Đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc trồng cây lâu năm35.000đ/m2Không vượt quá 250.000.000đ/chủ sử dụng đất.
Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất bị thu hồi dưới 1ha25.000đ/m2Không vượt quá 500.000.000đ/chủ sử dụng đất.
Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất bị thu hồi trên 1ha7.500đ/m2Không vượt quá 500.000.000đ/chủ sử dụng đất.

Bảng Giá Đền Bù Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Dưới đây là bảng giá đền bù đất nông nghiệp tại TP.HCM:

Loại đấtGiá đền bù
Đất nông nghiệp chuyên canh cây hàng năm hoặc lâu năm40.000 – 50.000đ/m2
Đất nuôi trồng thủy hải sản chuyên canh50.000đ/m2
Đất nuôi trồng thủy sản bán chuyên canh30.000đ/m2
Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất bị thu hồi trên 1ha7.500đ/m2
Đất làm muối11.400đ/m2
Đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ25.000đ/m2

Lưu ý: các loại đất trên nếu có chứng từ chứng minh được chi phí đầu tư vào đất thì UBND địa phương sẽ tiếp tục xem xét hỗ trợ thêm một khoản bằng mức bồi thường nêu trên.

3. Khi Nào Người Dân Được Nhận Tiền Theo Giá Đền Bù Đất Nông Nghiệp?

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 75 Luật Đất đai 2013, Nhà nước có thể thu hồi phần đất nông nghiệp người dân đang khai thác, sử dụng, canh tác để phục vụ mục đích đảm bảo an ninh, quốc phòng hoặc phát triển kinh tế, xã hội, phục vụ cộng đồng,…

Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp người dân đều nhận được tiền đền bù. Trên thực tế, nếu mảnh đất đáp ứng được 2 điều kiện dưới đây thì mới chủ bất động sản mới được Nhà nước đền bù bằng tiền:

– Mảnh đất nông nghiệp đó không thuộc diện đất được Nhà nước cho người dân thuê và thanh toán tiền thuê đất hàng năm.

– Mảnh đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là Sổ đỏ; trong trường hợp mảnh đất chưa chính thức được cấp Sổ đỏ thì cũng cần phải đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp Sổ đỏ theo đúng quy định.

Khi đáp ứng đủ hai điều kiện trên đây, công dân sẽ được Nhà nước thực hiện đền bù bằng tiền sau khi thu hồi đất nông nghiệp.

Đất nông nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện thì mới nhận được đền bù sau khi bị thu hồi
Đất nông nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện thì mới nhận được đền bù sau khi bị thu hồi

Xem thêm: 9 tiêu chí phân biệt sổ hồng và sổ đỏ

4. Những Loại Đất Nào Sau Khi Bị Thu Hồi Sẽ Được Đền Bù?

Để được áp dụng mức đền bù đối với đất nông nghiệp thì mảnh đất bị thu hồi phải được Nhà nước xếp vào nhóm đất nông nghiệp. Hiện nay Luật Đất đai đã quy định rất rõ các loại đất được tính là đất nông nghiệp và có chung chính sách đền bù bao gồm:

Ngoài các loại đất nêu trên, các trường hợp đất khác sẽ không được áp dụng mức đền bù đối với đất nông nghiệp. Thay vào đó, loại đất khác đất nông nghiệp sẽ được áp dụng mức đền bù tương ứng do Nhà nước quy định.

Để chắc chắn mảnh đất mà mình đang sở hữu có phải đất nông nghiệp hay không hoặc có được áp dụng mức bồi thường đối với đất nông nghiệp hay không, bạn nên tham khảo thêm tư vấn của cán bộ địa chính địa phương.

Đất đang sử dụng để xây dựng nhà kính canh tác nông nghiệp vẫn được áp dụng chính sách đền bù
Đất đang sử dụng để xây dựng nhà kính canh tác nông nghiệp vẫn được áp dụng chính sách đền bù sau khi bị thu hồi

5. Có Phải Trong Mọi Trường Hợp Người Dân Đều Được Nhà Nước Đền Bù Bằng Tiền Mặt Hay Không?

Hầu hết chủ đất đều cho rằng Nhà nước sẽ chỉ đền bù bằng tiền mặt sau khi thu hồi diện tích đất nông nghiệp của mình. Tuy nhiên trên thực tế, Nhà nước có 2 hình thức đền bù cho người dân. Hình thức thứ nhất là đền bù bằng đất và hình thức thứ hai là đền bù bằng tiền mặt.

Cụ thể, Điều 74, Luật Đất đai 2013 đã nêu rõ nguyên tắc bồi thường cho chủ đất có đủ điều kiện đền bù theo quy định của Nhà nước:

– Người dân được đền bù bằng đất nghĩa là được địa phương bàn giao phần đất có cùng mục đích sử dụng với diện tích đất bị thu hồi. Như vậy khi người dân bị thu hồi đất nông nghiệp thì sẽ được địa phương sắp xếp, bàn giao một diện tích đất nông nghiệp tương đương ở vị trí khác.

– Trong trường hợp phần đất mới và đất cũ có chênh lệch về giá trị thì bên có liên quan cần thực hiện thanh toán bằng tiền bằng với phần chênh lệch đó. Đây là hình thức đền bù được khá nhiều địa phương ưu tiên hiện nay và cũng phù hợp với nhu cầu, thực tiễn lao động, sản xuất của bà con.

– Trong trường hợp địa phương không có quỹ đất nông nghiệp đủ để đền bù cho người dân thì thực hiện đền bù cho người dân bằng tiền. Khoản tiền này sẽ tương đương với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm Nhà nước có quyết định thu hồi đất nông nghiệp của người dân.

6. Ngoài Tiền Đền Bù Đất, Người Dân Còn Được Nhận Thêm Khoản Hỗ Trợ Nào Không?

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 83, Luật Đất đai 2013, sau khi chủ đất đã nhận được các khoản đền bù đối với đất nông nghiệp bị thu hồi thì vẫn có thể được xem xét nhận thêm một số khoản hỗ trợ khác. Các khoản hỗ trợ ở đây được gọi là chi phí ổn định cuộc sống cho người dân. Cụ thể như sau:

Hỗ Trợ Chi Phí Ổn Định Đời Sống, Sản Xuất Của Bà Con

Khoản chi phí này được áp dụng đối với các chủ đất chỉ có thu nhập dựa trên việc sản xuất nông nghiệp tại phần đất bị thu hồi. Nhà nước chi trả thêm khoản chi phí này để bà con có thể nhanh chóng tiếp tục quay lại hoạt động lao động, sản xuất nông nghiệp trên phần đất nông nghiệp mới được đền bù.

Địa phương sẽ căn cứ vào mức thu nhập bình quân trên đất nông nghiệp bị thu hồi của bà con trong 3 năm liền kề gần nhất để đưa ra mức hỗ trợ hợp lý. Lưu ý, mức hỗ trợ cao nhất bằng 30% thu nhập sau thuế/năm.

Người dân có thể nhận chi phí hỗ trợ ổn định đời sống
Người dân có thể nhận chi phí hỗ trợ ổn định đời sống sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp dựa trên thu nhập nhờ đất sau thuế

Ngoài tiền hỗ trợ thì bà con có thể nhận thêm hỗ trợ bằng hiện vật như giống cây trồng, giống vật nuôi, dịch vụ bảo vệ thực vật, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, nghiệp vụ chăn nuôi,…

Hỗ Trợ Chi Phí Đào Tạo, Đổi Nghề Và Tìm Việc Làm Cho Bà Con

Khoản chi phí này sẽ được áp dụng trong trường hợp người dân bị thu hồi đất nông nghiệp và không có điều kiện tiếp tục sản xuất thì có thể được địa phương tạo điều kiện để chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

UBND địa phương sẽ có trách nhiệm quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho bà con dựa trên thực tế cuộc sống. Trong một số trường hợp, phương án chuyển đổi nghề cho bà con có thể kèm theo kế hoạch tái định cư.

Theo Khoản 6, Điều 4, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, phần chi phí hỗ trợ đào tạo nghề, tìm việc làm cho người dân được tính bằng công thức:

Tổng diện tích đất bị thu hồi (m2) x Giá đất theo bảng giá đất đã được địa phương thông qua x Hệ số bồi thường.

Lưu ý: mức bồi thường tối đa không quá 5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại được công bố trên bảng giá đất của chính quyền địa phương.

Các Khoản Hỗ Trợ Khác

Nếu bà con đang trực tiếp sản xuất trên phần đất nông nghiệp bị thu hồi và không đủ điều kiện để nhận được bồi thường đối với đất thì UBND địa phương vẫn có thể xem xét hỗ trợ thêm cho bà con. Khoản hỗ trợ cụ thể là bao nhiêu còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương. Tuy nhiên thông qua phương án hỗ trợ này, địa phương có thể đảm bảo công bằng đối với những người có đất bị thu hồi.

7. Không Được Cấp Sổ Đỏ Có Được Áp Dụng Luật Đền Bù Đất Nông Nghiệp 2023 Hay Không?

Theo đúng quy định, các trường hợp không được chính quyền Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là Sổ đỏ sẽ không được đền bù theo giá đền bù đất nông nghiệp 2023. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, tức là không có Sổ đỏ nhưng vẫn được xem xét đền bù quy định tại Khoản 2, Điều 77 Luật Đất đai 2013. Các mảnh đất ngoại lệ cần đáp ứng 2 điều kiện dưới đây:

– Mảnh đất là đất nông nghiệp đã được khai thác, canh tác từ trước ngày 1/7/2004.

– Người đang sử dụng đất chứng minh được mình đã sản xuất, canh tác nông nghiệp ổn định trên mảnh đất đó trong một khoảng thời gian dài.

Các trường hợp được đền bù dù không có Sổ đỏ cũng chỉ được bồi thường đúng với diện tích đất thực tế đang sử dụng phục vụ nông nghiệp (có xác nhận của địa phương). Diện tích đất đền bù cũng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp mà địa phương đã thông qua từ trước.

8. Người Dân Có Được Thỏa Thuận Giá Đền Bù Đất Nông Nghiệp Hay Không?

Khá nhiều chủ đất đang có chung thắc mắc liệu mình có được thỏa thuận tiền đền bù đối với mảnh đất nông nghiệp bị thu hồi của mình hay không. Câu trả lời là không.

Tiền bồi thường đối với đất nông nghiệp được tính theo giá đất cụ thể và do Nhà nước quyết định, điều này đã được quy định rõ trong Khoản 4, Điều 114, Luật Đất đai 2013. Như vậy người dân không có quyền tham gia thỏa thuận về giá đền bù cũng như các khoản hỗ trợ liên quan đến đất nông nghiệp có liên quan.

Người dân không được thỏa thuận giá đền bù đất của Nhà nước
Người dân không được thỏa thuận giá đền bù đất của Nhà nước

Để lý giải cho việc người dân không được thỏa thuận giá đền bù đất thì chúng ta cần xem lại bản chất của quyền của chủ đất tại Việt Nam. Trên thực tế, Nhà nước là đơn vị quản lý đất đai và người dân chỉ được giao quyền sử dụng đất thông qua căn cứ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này đồng nghĩa với việc công dân không phải là chủ sở hữu đất đai và các quyền lợi liên quan đến đất của người dân bị giới hạn.

9. Những Trường Hợp Nào Không Được Đền Bù Sau Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Nông Nghiệp?

Không phải tất cả các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp đều sẽ nhận được khoản đền bù từ Nhà nước. Điều này được quy định tại Điều 82, Luật Đất đai 2013. Những trường hợp đất nông nghiệp không nhận được đền bù bao gồm:

– Đất nông nghiệp được Nhà đất bàn giao cho người dân để quản lý.

– Đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê và thu tiền thuê đất hàng năm hoặc được miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê (trừ trường hợp đối tượng được miễn tiền thuê đất là người có công với cách mạng).

– Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công của địa phương.

– Đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi theo quy định.

– Đất nông nghiệp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là Sổ đỏ.

10. Nếu Người Dân Thấy Giá Đền Bù Đất Nông Nghiệp Không Thỏa Đáng Thì Nên Làm Gì?

Đã có trường hợp người dân cảm thấy giá đền bù đất nông nghiệp tại địa phương chưa được thỏa đáng và chưa biết rõ nên khiếu nại như thế nào. Trên thực tế, các chủ đất hoàn toàn có quyền khiếu nại quyết định bồi thường của UBND địa phương theo Khoản 1, Điều 7, Luật Khiếu nại năm 2011.

Theo đó, người dân nếu có bằng chứng chứng minh quyết định hành vi hành chính là xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân thì có thể khiếu nại đến người ra quyết định hành chính hoặc cơ quan của người này. Trong trường hợp muốn khởi kiện thì thực hiện tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Người dân có quyền khởi kiện hành chính nếu giá đền bù đất không thỏa đáng
Người dân có quyền khởi kiện hành chính nếu giá đền bù đất không thỏa đáng

Khi khiếu nại lần đầu, người dân cần chú ý chuẩn bị đơn khiếu nại theo yêu cầu tại Khoản 2, Điều 8, Luật Khiếu nại năm 2011. Thời gian khiếu nại khoảng 90 ngày.

Sau khi nhận được quyết định giải quyết lần đầu của cơ quan có thẩm quyền, công dân có thể khiếu nại lần 2 đến Thủ trưởng cấp trên của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 1 hoặc khởi kiện vụ án hành chính. Nếu khiếu nại lần 2 vẫn chưa được giải quyết thì người dân vẫn có quyền tiếp tục khởi kiện hành chính tại Tòa án lần 3.

Trên đây AnPhatLand đã cung cấp thông tin liên quan đến giá đền bù đất nông nghiệp. Các câu hỏi trên đây chủ yếu được giải đáp dựa trên các căn cứ pháp lý tại Luật Đất đai 2013, Luật Khiếu nại và các Nghị định có liên quan. Tuy nhiên nếu bạn đọc muốn nhận được giải đáp sát nhất với trường hợp của mình thì nên tham khảo thêm tư vấn của cán bộ địa chính địa phương.

Hà Linh

Chia sẻ:
Related Posts
TP.HCM chuyển căn hộ cao cấp tồn kho thành nhà ở xã hộiTh12 14, 2024
TP.HCM chuyển căn hộ cao cấp tồn kho thành nhà ở xã hội

Với những dự án nhà ở sinh viên không hiệu quả, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng ch...

Mẫu nhà phố 1 trệt 2 lầu có sân thượng với mặt tiền 3,5m được thiết kế theo phong cách hiện đạiTh12 14, 2024
Mẫu nhà phố 1 trệt 2 lầu có sân thượng với mặt tiền 3,5m được thiết kế theo phong cách hiện đại

Bên cạnh đề cao tính tiện dụng trong quá trình sinh hoạt, gia chủ mong muốn có một thiết kế nhà hiện...

FITIN 3D Pro – Công nghệ đã thay đổi trải nghiệm thiết kế nội thất như thế nào?Th12 14, 2024
FITIN 3D Pro – Công nghệ đã thay đổi trải nghiệm thiết kế nội thất như thế nào?

Thiết kế nội thất cho căn nhà luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia chủ để có một không gian sống...