Hướng dẫn cách đăng ký tạm trú online cho người thuê nhà tại Việt Nam theo quy định mới nhất năm 2024, cách tra cứu kết quả đăng ký tạm trú trên cổng Dịch vụ công và các thông tin liên quan sẽ có trong bài viết dưới đây.
Người thuê nhà có cần thiết phải đăng ký tạm trú không? Cách đăng ký tạm trú online cho người thuê nhà như thế nào? Cần lưu ý gì khi đăng ký tạm trú cho người thuê nhà trọ? Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về thủ tục đăng ký tạm trú online cho người thuê nhà trong bài viết này nhé!
Theo quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2020:
“Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.”
“Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.”
Như vậy, đăng ký tạm trú là một trong thủ tục đăng ký cư trú, được thực hiện nhằm mục đích thông báo sự lưu trú của công dân trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú.
Xem thêm: Nơi Cư Trú Là Gì? Điều Kiện Và Thủ Tục Đăng Ký Nơi Cư Trú
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 55/2021/TT-BCA, các trường hợp dưới đây phải thực hiện đăng ký tạm tạm trú:
Các cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có trách nhiệm lập danh sách người tạm trú kèm theo Tờ khai thay đổi thông tin cư trú của từng người, văn bản đề nghị đăng ký tạm trú – trong đó ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp và được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật thông tin về nơi tạm trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Danh sách người tạm trú ghi các thông tin sau:
Người thuê nhà thuộc trường hợp thay đổi nơi cư trú ngoài địa chỉ thường trú nên cũng cần đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật. Trước đây, người muốn đăng ký tạm trú đều phải trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú để làm thủ tục. Tuy nhiên, hiện nay, công dân có thể thực hiện online rất thuận tiện, giúp tiết kiệm thời gian, công sức.
Dưới đây là 3 bước thực hiện đăng ký tạm trú cho người thuê nhà trọ thực hiện online trên cổng Dịch vụ công:
Bước 1: Đăng nhập Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú
Truy cập Cổng Dịch vụ công, đăng nhập tài khoản. Nếu chưa có tài khoản Dịch vụ công quốc gia thì phải đăng ký.
Sau khi đăng nhập thành công, tại danh mục Dịch vụ công trực tuyến, chọn Đăng ký, quản lý cư trú => Đăng ký tạm trú.
Bước 2: Khai báo đầy đủ thông tin
Khi giao diện website chuyển đến trang Hồ sơ đăng ký tạm trú, bạn cần khai báo chính xác thông tin của bản thân, gồm:
Sau khi điền đầy đủ thông tin (lưu ý những thông tin đánh dấu (*) là bắt buộc phải điền), bạn đánh dấu vào mục ”Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên”, sau đó chọn “Ghi” để lưu lại hồ sơ hoặc chọn “Ghi và gửi hồ sơ” để nộp hồ sơ đăng ký tạm trú qua cổng trực tuyến.
Bước 3: Chờ kết quả giải quyết từ cơ quan có thẩm quyền
Sau khi nộp hồ sơ, yêu cầu sẽ được xử lý và trả kết quả giải quyết trong vòng 3 ngày làm việc. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bạn đến trực tiếp để xuất trình các giấy tờ bản chính, bạn hãy sắp xếp thời gian đến để hoàn thành thủ tục đăng ký tạm trú.
Nhiều chủ nhà cho thuê có khách thuê là người nước ngoài băn khoăn không biết người nước ngoài có phải đăng ký tạm trú không? Câu trả lời là có. Người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam đều phải khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật hiện hành.
Có 2 cách đăng ký tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà như sau:
Các bước đăng ký tạm trú online cho người nước ngoài thuê nhà như sau:
Bước 1: Truy cập vào cổng thông tin khai báo tạm trú
Cổng thông tin khai báo tạm trú của mỗi tỉnh có cấu trúc như sau: https://tentinh.xuatnhapcanh.gov.vn. Ví dụ, nếu khai báo tạm trú tại Hà Nội thì truy cập website https://hanoi.xuatnhapcanh.gov.vn/.
Bước 2: Đăng ký tài khoản đăng ký tạm trú trực tuyến
Nếu bạn chưa có tài khoản đăng nhập, người khai báo tạm trú cho người nước ngoài sẽ đăng ký tạo tài khoản mới). Với mỗi cơ sở lưu trú sẽ chỉ được đăng ký 1 tài khoản quản lý. Nếu muốn thêm người dùng thì phải tạo tài khoản người dùng riêng biệt.
Bước 3: Đăng nhập, khai báo thông tin
Sau khi đã đăng nhập vào tài khoản, giao diện website sẽ hiển thị các mục chức năng để người khai báo nhập đầy đủ thông tin của người muốn đăng ký tạm trú => Nhấn Lưu thông tin và chờ cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Nếu nóng lòng muốn biết tình trạng, kết quả xử lý hồ sơ đăng ký tạm trú của mình, bạn có thể chủ động tra cứu kết quả tại cổng Dịch vụ công. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập Cổng Dịch vụ công
Bước 2: Chọn Tra cứu hồ sơ => Nhập mã hồ sơ, mã xác nhận => nhấn nút Tra cứu. Một cách khác là chọn khung đề họ, tên ở góc phải trên => Quản lý hồ sơ đã nộp. Bạn điền thông tin số hồ sơ, số CCCD, tên người nộp, lĩnh vực nộp => Nhấn Tìm kiếm.
Bước 3: Nhận kết quả tra cứu, gồm các thông tin về tình trạng và kết quả xử lý hồ sơ.
Như vậy là bạn đã biết cách đăng ký tạm trú online cho người thuê nhà. Để việc đăng ký tạm trú được thuận lợi, nhanh có kết quả, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
Với các chủ nhà đang có nhu cầu cho thuê nhà, đừng bỏ qua chương trình ưu đãi dành Tặng 10 Tin thường cho thuê mỗi tháng cho toàn bộ khách hàng. Tin thường cho thuê miễn phí được áp dụng cho mọi thời gian hiển thị, bao gồm 10 ngày, 15 ngày, 30 ngày, áp dụng từ nay đến hết 31/12/2023. Xem chi tiết chương trình ưu đãi tại đây. Hoặc liên hệ hotline 19001881 để được hỗ trợ. |
Chi Chi
Xem thêm:
Căn hộ mang cách Scandinavian không chỉ mang nét mộc mạc, đơn giản mà còn tinh tế trong từng chi tiế...
Hiện nay, việc chủ đầu tư không bàn giao nhà theo thời hạn cam kết diễn ra khá phổ biến. Khi rơi vào...
Giữa thời buổi khó khăn bủa vây vì đại dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư bất động sản vẫn tìm kiếm cơ...