Hiện nay, phần lớn gia chủ khi xây nhà đều lựa chọn làm tủ bếp rời, đóng từ gỗ công nghiệp hoặc gỗ tự nhiên chứ không xây gạch như cách làm truyền thống để đảm bảo tính thẩm mỹ, sự tiện ích, phù hợp với lối sống hiện đại. Thiết kế tủ bếp đẹp với nhiều kiểu dáng, kích thước, màu sắc, vật liệu sử dụng mang đến cho gia chủ ngày càng nhiều sự lựa chọn theo sở thích, túi tiền. Cũng vì thế mà tủ bếp thường không nằm trong gói hoàn thiện cơ bản khi xây nhà mà phải có thiết kế cụ thể, bên thiết kế-thi công nhà mới có thể đưa ra báo giá chính xác. Chi phí thi công tủ bếp phụ thuộc vào kích thước, vật liệu gia chủ lựa chọn. Tuy nhiên, gia chủ cũng cần biết cách tính kích thước tủ bếp để có cơ sở làm việc với đơn vị thi công, đảm bảo báo giá thi công chính xác, tránh bị thua thiệt do bên thi công kém uy tín “bắt nạt”.
Tính kích thước tủ bếp để báo giá thi công như thế nào? Cách tính kích thước tủ bếp một phía chữ I, tủ bếp chữ L hay chữ U như thế nào? Chi phí thi công bếp trọn gói ngoài tủ bếp còn có những gì? Cùng AnPhatLand tìm hiểu cách tính cho từng trường hợp cụ thể nhé!
Trước tiên, gia chủ cần biết chi phí thi công tủ bếp sẽ tính theo mét dài (hay còn gọi là mét tới), không bị ảnh hưởng bởi chiều cao của tủ bếp. Mỗi đơn vị thi công có một đơn giá thi công khác nhau. Đối với kiểu bếp một phía chữ I, cách tính kích thước tủ bếp khá đơn giản, chỉ cần đo chiều dài của tủ rồi nhân với đơn giá mét dài là ra chi phí. Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng kích thước tủ bếp trên dưới có thể không bằng nhau, do đó cần đo chính xác cả hai tủ.
Ví dụ: Tính kích thước tủ bếp một phía chữ I
– Tủ bếp trên: Chiều dài mét tới a 3,00m x Chiều sâu b 0,6m x Chiều cao c 0,70m. Đơn giá đơn vị thi công báo là 2,3 triệu đồng.
– Tủ bếp dưới: a 3,00m x b 0,60m x c 0,80m. Đơn giá là 3,7 triệu đồng.
Cách tính: chỉ cần lấy số mét dài a nhân với đơn giá như sau:
– Chi phí tủ bếp trên: 3,00m x 2,3 triệu đồng = 6,9 triệu đồng.
– Chi phí tủ bếp dưới : 3,00m x 3,7 triệu đồng = 11,1 triệu đồng
Tổng cộng: 18 triệu đồng
Lưu ý: Đơn giá này chỉ dùng để minh họa, thực tế có thể sẽ có khác biệt giữa các đơn vị thi công.
Tủ bếp một phía dạng chữ I thường sử dụng cho nhà có diện tích hạn chế, không nằm ở góc tường.
Bếp chữ L là kiểu thiết kế bếp phổ biến nhất, thường có kích thước lớn, bo theo góc tường để có thêm không gian tiện ích. Cách tính kích thước tủ bếp chữ L sẽ có khác biệt so với tủ bếp một phía chữ I. Cụ thể, kích thước tủ bếp hình chữ L tính theo mét dài bằng tổng chiều dài hai cạnh của tủ bếp phần tiếp giáp với tường, sau đó trừ đi chiều sâu của tủ bếp do có phần giao nhau tại góc.
Ví dụ: Tính kích thước tủ bếp chữ L
– Tủ bếp trên: Chiều dài mét tới a 1,00m + b 2,50m x Chiều cao 0,7m x Chiều sâu c1 0,60m. Đơn giá 2,3 triệu đồng.
– Tủ bếp dưới: Chiều dài mét tới a 2,00m + b 2,00m x Chiều cao 0,8m x Chiều sâu c2 0,6m. Đơn giá 3,7 triệu đồng.
Cách tính: Lấy số mét dài a + b trừ đi chiều sâu c1, c2 sau đó nhân đơn giá. Cần chú ý nếu chiều sâu c1, c2 nhỏ thì đơn giá theo mét dài cũng giảm theo. Thông thường tủ bếp trên có chiều sâu là 0,35-0,4m tùy theo thiết kế.
– Chi phí tủ bếp trên: (1,00m + 2,50m) – 0,6m = 2,9m
2,9m x 2,3 triệu đồng = 6,67 triệu đồng
– Chi phí tủ bếp dưới: (2,00m + 2,00m) – 0,6m = 3,4m
3,4m x 3.7 triệu đồng = 12, 58 triệu đồng
Tổng cộng: 19,250 triệu đồng
Tủ bếp chữ U được tận dụng cho không gian bếp nhỏ hoặc tích hợp tủ bếp với quầy bar. Cách tính kích thước tủ bếp chữ U cũng gần tương tự như với bếp chữ L. Cụ thể, kích thước tủ bếp hình chữ U tính theo mét dài bằng tổng chiều dài ba cạnh của tủ bếp trừ đi hai lần chiều sâu của tủ bếp do có hai phần giao nhau tại các góc.
Ví dụ: Tính kích thước tủ bếp chữ U
– Tủ bếp trên: Chiều dài mét tới (a 1,00m + b 2,50m + c 1,00m) x Chiều cao 0,7m x d1 Chiều sâu d1 0,60m. Đơn giá đơn vị thi công báo là 2,3 triệu đồng.
-Tủ bếp dưới: Chiều dài mét tới (a 2,00m + b 2,00m + c 2,00m) x chiều cao 0,8m x chiều sâu d2 0,6m. Đơn giá 3,7 triệu đồng.
Cách tính: Lấy số mét dài a + b + c trừ đi hai lần chiều sâu d1, d2 sau đó nhân đơn giá. Cần chú ý nếu chiều sâu d1, d2 nhỏ thì đơn giá theo mét dài cũng giảm theo. Thông thường tủ bếp trên có chiều sâu là 0,35-0,4m tùy theo thiết kế.
– Chi phí tủ bếp trên: (1,00m + 2,5m + 1m) – (2×0,6m) = 3,3m
3,3m x 2,3 triệu đồng = 7,59 triệu đồng
– Chi phí tủ bếp dưới: (2,00m + 2,00m + 2,00m) – (2×0,6m) = 4,8m
4,8m x 3,7 triệu đồng = 17,76 triệu đồng
Tổng cộng: 25,35 triệu đồng
Vật liệu đá làm mặt bếp khá đa dạng, nhiều mẫu mã để chọn lựa
Kích thước đá cũng tính tương tự như kích thước các loại tủ bếp đi kèm theo nhưng sẽ dài hơn khoảng 5cm vì phủ bì so với tủ bếp. Bên cạnh, bao quanh mặt đá là chỉ bếp được ghép lại có chi phí tính riêng, thông thường vào khoảng 200.000 đồng/mét dài. Phần đá mặt bếp đa số không do bên thi công tủ bếp làm mà cần đơn vị chuyên môn ngành đá. Gia chủ cần chú ý nếu nhà sử dụng bếp âm, lavabo thì khi cắt đá cần trao đổi, thống nhất với các bên thi công còn lại để có kích thước phù hợp, chính xác nhất.
Tư vấn thông tin và hình ảnh: Kiến trúc Xây dựng Song Phát
Biên tập: Lan Chi
>> Những mẫu thiết kế tủ bếp chữ L cho nhà đẹp lung linh
>> Thiết kế phòng khách liền bếp thế nào cho đẹp, công năng hợp lý?
Nhiều địa phương (Lạng Sơn, Kiên Giang, Đồng Nai) đã ban hành hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) áp...
Với những dự án nhà ở sinh viên không hiệu quả, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng ch...
Bên cạnh đề cao tính tiện dụng trong quá trình sinh hoạt, gia chủ mong muốn có một thiết kế nhà hiện...