Nhà đi thuê bao giờ cũng có những hạn chế nhất định như bố cục chưa hợp lý, thiếu sáng, ẩm thấp… gây bất tiện, không thoải mái cho quá trình sinh hoạt. Thế nhưng, nhiều người cho rằng nhà thuê chỉ là nơi tá túc tạm thời và không muốn đầu tư quá nhiều tiền bạc để cải tạo, trang trí. Cô nàng Nguyễn Hoàng Trân (sinh năm 1992) lại không nghĩ như vậy. Theo Trân, dù là nơi ở tạm thời thì vẫn cần cải tạo, trang trí để không gian sống trở nên tiện nghi, từ đó mang lại cảm hứng trong quá trình học tập, làm việc. Mặt khác, chúng ta hoàn toàn cải tạo phòng trọ cũ với mức kinh phí vừa phải mà kết quả thu được thì cực kỳ xứng đáng.
Thực tế, Hoàng Trân đã “lột xác” thành công phòng trọ 35m2 có gác lửng, mang đến diện mạo hoàn toàn mới, ấm cúng và tiện nghi hơn với kinh phí chỉ khoảng 6-7 triệu đồng (chưa bao gồm tiền máy giặt và tủ lạnh).
Phòng trọ 35m2 “lột xác” hoàn toàn sau cải tạo.
Căn phòng thuộc ngôi nhà nguyên căn nằm trên đường Huỳnh Ngọc Huệ, quận Thanh Khê, Đà Nẵng được Trân thuê từ năm 2019 để cho thuê lại. Phòng khá mới nhưng khách thuê trước ở 1 năm nên tường có nhiều vết ố. Năm 2020, dịch Covid-19 ập đến, khách bắt đầu trả phòng để quay về quê nhà cầm cự. Phòng trống, 2 vợ chồng Trân bắt đầu nghĩ đến việc cải tạo lại phòng, thêm nội thất để những người thuê sau cảm thấy thoải mái hơn, “chill” hơn.
Bức tường nhấn được dán giấy xanh trông rất hiện đại và mát mắt.
Chiếc sofa được cô nàng mua lại từ quán cà phê thanh lý.
Theo Trân, vì là nhà thuê nên kết cấu sẽ có chỗ bất hợp lý. Sau khi lên ý tưởng về phong cách hướng đến thì việc tiếp theo là đo đạc, lên ý tưởng sắp xếp vị trí cho nội thất trong phòng. Với kệ bếp, tủ quần áo thì nên đo đạc kích thước để đặt tiệm mộc thi công, còn sofa, bàn ăn… thì có thể săn hàng thanh lý từ các tiệm đồ cũ, sau đó sơn sửa lại, như vậy sẽ tiết kiệm được kha khá tiền so với việc mua mới. Phần tường ố đã được khắc phục bằng giấy dán tường.
Một số chiến lược được Hoàng Trân áp dụng khi mua sắm nội thất, đồ đạc nhằm tiết kiệm chi phí:
Hoàng Trân chia sẻ: “Cái khó nhất trong việc cải tạo phòng trọ chính là phần điện, nước. Nhiều khi phòng thiếu đèn, thiếu ánh sáng, vợ chồng mình phải đi thêm đường điện để bắt thêm đèn hay ổ cắm ở vị trí không hợp lý thì cũng phải đi dây nổi để bắt thêm ổ điện. Khó nhất là đường cấp thoát nước, vì mình thuê nhà trống từ chủ nhà, không có sẵn máy giặt nên cũng phải đi đường cấp thoát nước cho máy giặt, và đi sao cho hợp lý, đẹp, không bị mất thẩm mỹ nên cũng khá vất vả. Đây có thể cũng là trở ngại và bất tiện của nhiều bạn khi đi thuê nhà”.
Góc bếp xinh xẻo ghi điểm với tường bếp dán decal giả gạch subway hiện đại.
Với không gian bếp nhỏ, nên lắp kệ gỗ như hình, nhìn vừa thoáng lại vừa tiết kiệm chi phí.
Khu vực để giày dép bừa bộn giờ đây trở thành góc ăn uống rất xinh.
Hệ tủ được thiết kế hợp lý giúp cất giấu đi mọi thứ lộn xộn.
Các hạng mục cải tạo phòng trọ đều do Hoàng Trân và chồng lên ý tưởng.
Trừ tủ quần áo đóng ở xưởng thì những thứ còn lại đều do 2 vợ chồng tự làm.
Gác lửng được tận dụng làm nơi ngủ nghỉ.
Phòng trọ sau cải tạo thoáng đẹp không kém gì căn hộ studio.
Hoàng Trân tâm sự, bản thân không học về mỹ thuật hay kiến trúc. Mọi ý tưởng cải tạo đều làm theo ngẫu hứng, tham khảo từ Pinterest và các hội nhóm về trang trí. Cũng theo Trân, việc cải tạo, trang trí phòng đẹp hay xấu còn tùy vào cảm nhận và gu thẩm mỹ của mỗi người. Chỉ cần bạn để tâm một chút, đặt thêm nhiều tình cảm vào một chút là sẽ có không gian sống như ý.
Khánh An
>> Cải tạo hai phòng trọ thành ngôi nhà xinh xắn với 350 triệu
Với những dự án nhà ở sinh viên không hiệu quả, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng ch...
Bên cạnh đề cao tính tiện dụng trong quá trình sinh hoạt, gia chủ mong muốn có một thiết kế nhà hiện...
Thiết kế nội thất cho căn nhà luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia chủ để có một không gian sống...