Chuông gió là một vật phẩm phong thủy có ý nghĩa xua đuổi âm khí và hút tài lộc, may mắn. Bài viết dưới đây AnPhatLand sẽ chỉ ra những công dụng của chuông gió phong thủy và cách chọn chuông phù hợp với bản mệnh từng người.
Bạn có thể biết đến chuông gió như một vật trang trí trong nhà, thường được treo tại cửa sổ, cửa chính hoặc nơi đón gió. Tuy nhiên, ngoài là một vật trang trí bình thường, chuông gió còn có ý nghĩa như một vật phẩm phong thủy.
Vậy chuông gió phong thủy là gì, nó có gì khác chuông gió trang trí?
Đến nay, tương đối khó để chúng ta xác định chuông gió được phát minh vào khoảng thời gian nào cũng như quốc gia nào là quê hương gốc. Theo một vài tư liệu cổ thì chuông gió đã được biết đến từ rất sớm tại Trung Hoa và Nhật Bản. Trong đó, người Trung Quốc gọi vật này là phong linh, người Nhật lại gọi là furin.
Chuông gió được mô tả như một dạng chuông đã cách điệu, thân chuông là các ống trụ thuôn dài hoặc chuông tròn, nhỏ. Khi có gió hoặc lực bên ngoài tác động vào thì các thân chuông này sẽ va vào nhau hoặc va vào còn lắc treo sẵn giữa thân chuông (đối với riêng dạng chuông gió úp), tạo ra thanh âm đặc trưng.
Riêng đối với chuông gió của Nhật thì dưới thân chuông còn có thể được buộc một mảnh giấy nhỏ. Đây được gọi là mảnh giấy cầu may, người treo chuông sẽ viết điều ước của mình vào mảnh giấy này để treo lên cùng chuông gió. Người Nhật Bản quan niệm cách này sẽ giúp các nguyện ước mau chóng đến tai thần linh và trở thành hiện thực.
Công năng chủ yếu của chuông gió trong đời sống người Á Đông là báo hướng gió hoặc báo có khách tới thăm nhà. Tuy nhiên, theo thời gian, người ta đã phát hiện ra chuông gió cũng có khả năng xua đuổi tà khí, rước vào may mắn cho ngôi nhà. Từ đó chuông gió còn được biết đến như một vật phẩm phong thủy và được gọi là chuông gió phong thủy.
Trên thực tế, chuông gió dùng trong phong thủy không có cách phân loại chính thức, cụ thể nào hết. Tuy vậy, bạn có thể tham khảo một số cách phân chia các loại chuông gió dưới đây để tiện cho việc lựa chọn.
Số thanh ở đây là chỉ số lượng các thanh ống tạo thành chuông gió. Các thanh này có thể dài ngắn tùy theo thiết kế của chuông. Ngoài ra, các thanh có thể được làm từ kim loại hoặc vật liệu tự nhiên như tre, gỗ. Một số loại chuông gió cũng có thể được gắn thêm con lắc để điều chỉnh thanh sắc cho âm thanh phát ra, tuy nhiên các con lắc này sẽ không được coi là một thanh.
Thường thì chuông gió phong thủy sẽ được thiết kế số thanh mang ý nghĩa tốt lành theo hán tự như ngũ hành, bát (phát), cửu, tuyệt đỉnh,… Mỗi con số đều mang ý nghĩa phong thủy nhất định như:
Chuông gió phong thủy cũng phân thành hai loại thanh chuông chính là thanh rỗng và thanh đặc. Theo đó, các thanh chuông đặc sẽ có tác dụng ngăn chặn được uế khí, sát khí, thanh tẩy bản mệnh cho gia chủ, trấn yên mọi đường. Ngược lại, thanh chuông rỗng lại mang đến năng lượng tích cực, thường có tác dụng cầu may mắn và hưng vượng gia khí.
Đây cũng là một trong những cách phân loại chuông gió phong thủy cơ bản và thường được các gia chủ ưu tiên lựa chọn. Lý do là vì cách phân biệt này phổ biến và dễ dùng. Nếu chia theo chất liệu thì bạn có thể tham khảo 3 nhóm lớn như sau:
Mỗi loại chuông gió phong thủy lại mang ý nghĩa khác nhau, tuy nhiên vẫn có một số loại chuông được xếp chung một nhóm như:
Người xưa thường quan niệm chuông gió chính là vật hấp thụ được sự hài hòa của đất trời, đặc biệt nhạy với gió – hơi thở của mẹ Thiên Nhiên. Vì lẽ này mà chuông gió mang theo thanh âm của sự sống, vừa trong trẻo vừa may mắn. Mỗi khi chuông gió rung lên con người sẽ thấy tâm hồn nhẹ nhõm, an yên.
Từ đó, người ta đã coi việc treo chuông gió theo phong thủy là một việc an lành, đem đến sự sống mà may mắn. Sức mạnh phong thủy của chuông gió thường được đúc kết là luân chuyển khí trong căn nhà, hóa giải uế khí, đẩy lùi sát khí và thu hút hỷ khí.
Người Á Đông chúng ta vẫn thường quan niệm âm dương ngũ hành, vạn vật đều sẽ tồn tại một lúc cả hai thái cực này. Tuy nhiên, phàm là con người thì đều cần có dương khí, dương khí trong nhà có thịnh thì sức khỏe gia chủ mới tốt, sự nghiệp thuận lợi, vẻ vang. Chuông gió chính là vật điều hòa âm khí trong gia đình, thu hút thêm dương khí và sinh ra dương khí.
Sở dĩ chuông gió thu nạp và sinh ra dương khí được là vì im lặng đại diện cho thái cực âm, động lại đại diện cho cực dương. Một khu vực quá yên tĩnh sẽ khiến âm khí không phân tán đi đâu được mà cứ tụ lại một chỗ. Chuông gió vì nhạy với gió trời sẽ dùng thanh âm và chuyển động tự nhiên của mình để làm “động” không gian, chuyển hóa từ âm thành dương.
Các nguồn năng lượng tiêu cực hay vong linh trú ngụ gần nhà vì dương khí thịnh cũng sẽ lần lượt bị xua đuổi hoặc siêu độ, không quấy rầy đến tâm của gia chủ.
Phong thủy vốn cũng đưa ra một khái niệm khác bên cạnh âm khí là sát khí hay thường được biết đến với tên gọi phong sát. Sở dĩ có tên gọi này vì khí này bắt nguồn từ chính gió trời. Các cơn gió lớn, thổi đến bất ngờ khiến người khác phải sởn gai ốc hoặc lạnh sống lưng chính là phong sát. Một ngôi nhà phải chịu phong sát thường xuyên sẽ khó mà tụ khí, tạo thế thịnh vượng.
Các gia đình trung lưu đến quý tộc ngày trước thường phải hóa giải phong sát bằng một bức bình phong che chắn trước cửa lớn. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, việc bố trí bình phong chắn cửa gây sự bất tiện rất lớn. Đây chính là lúc bạn cần treo chuông gió phong thủy.
Vật phẩm này sẽ hỗ trợ ngăn chặn các luồng khí mạnh đến từ dòng xe cộ hoặc tụ khí tại cuối ngõ, con đường,… đi thẳng vào cửa chính hoặc cửa sổ, gây tổn hại gia chủ. Khi các luồng khí gặp chuông gió, năng lượng của chúng sẽ tự động bị chuyển hóa thành lực rung chuông, làm dịu đi sát khí ban đầu.
Đây có lẽ là tác dụng mà đa số gia chủ đều quan tâm khi chọn mua và treo chuông gió phong thủy trong nhà. Như đã nói, chuông gió là vật biểu trưng cho khí dương. Khí dương này sẽ khắc chế hung tinh trong nhà theo bản mệnh và độ tuổi hàng năm của gia chủ. Chỉ cần bạn chọn đúng vị trí treo chuông gió theo phong thủy thì nó sẽ hỗ trợ kích thích năng lượng, kích tài vượng lộc.
Trên thực tế, tác dụng này của chuông gió chủ yếu đến từ nhóm chuông gió làm từ kim loại. Kim loại có đặc điểm vật lý là cản trở một số dạng sóng, không cho chúng đi xuyên qua hoặc làm nhiễu đường đi của các bước sóng. Chuông gió kim loại nhờ thế sẽ giúp gia chủ ngăn chặn bớt các sóng âm tiêu cực từ điện thoại, trụ điện tác động lên cơ thể. Từ đó gia chủ có thể đảm bảo sức khỏe khang kiện.
Sức mạnh phong thủy của các loại chuông gió đều rất đa dạng. Cách chọn chuông gió theo phong thủy tốt nhất, chính xác nhất là bạn cần xác định xem mình đang quan tâm, mong cầu điều gì. Tùy theo mong muốn cá nhân và điều kiện, trường hợp cụ thể mà bạn chọn chuông gió cho phù hợp.
Bạn có thể tham khảo một số cách treo chuông gió theo phong thủy để treo trong nhà như sau:
Người Á Đông chúng ta vẫn thường quan trọng phương hướng để mong bình an, thuận lợi đối với mọi sự. Chuông gió vì thế cũng là vật phẩm thường được chọn theo phương hướng hợp và tốt với gia chủ. Phương hướng này có thể là hướng bàn làm việc, hướng phòng khách và đặc biệt là hướng ngôi nhà.
Khi căn cứ vào hướng để chọn lựa chuông gió thì hai quy tắc phổ biến hơn cả, thường được mọi người lấy làm chuẩn để căn cứ bao gồm:
Bạn lấy la bàn để kiểm tra xem mặt tiền của ngôi nhà hoặc căn phòng mình sẽ treo chuông đang quay về hướng nào. Sau khi đã xác định được phương hướng thì chúng ta cũng đồng thời xác định được loại vật liệu chuông gió cần mua:
Mỗi hướng lại có một cung hoặc một vị thần biểu trưng. Các vị cung chủ này thường đại diện cho một khía cạnh nào đó trong đời sống của con người và có thể giúp chúng ta đạt được tâm nguyện. Vì lý do này mà dựa vào điều bạn đang mong cầu cũng như hướng treo mà chúng ta có thể chọn ra được chiếc chuông gió thích hợp nhất.
Lấy ví dụ như đất sét vốn hợp với hướng Tây Nam, cung chủ phương này lại là vị thần tượng trưng cho nhân duyên. Nếu bạn chọn một chiếc chuông gió có chạm khắc hình trái tim với ý nghĩa cầu cho tình duyên thuận lợi thì rất nhanh ước nguyện sẽ thành.
Ngược lại, hướng Đông Bắc vốn tượng trưng cho trí tuệ, đây cũng là hướng mang điềm tốt lành của nhà Phật nên bạn cần chọn chuông gió có hình Đức Phật để treo ở hướng này. Chuông gió đặt tại đây sẽ giúp bạn có quý nhân phù trợ, sáng suốt hơn trên con đường sự nghiệp của mình.
Chọn chuông gió dựa vào các ý nghĩa của thanh chuông cũng là một phương án tốt và tương đối phổ biến. Kinh nghiệm là bạn nên ưu tiên chọn các loại chuông gió có từ 5, 6 hoặc 8 thanh chuông là chiêu tài vận và xua đuổi tà khí hiệu quả nhất.
Ngoài ra, nếu bạn muốn an tĩnh, dưỡng tâm thì hãy chọn thanh chuông đặc, tạo âm trầm. Ngược lại, nếu bạn muốn chữa bệnh, giải tỏa âu lo, xua đuổi tà khí, âm khí thì nên chọn thanh chuông rỗng, tạo âm thánh thót.
Các gia chủ đều sẽ có một con giáp bản mệnh tương ứng với một hành mệnh nào đó. Ngũ hành bản mệnh trước nay vẫn luôn là căn cứ phong thủy cần được chú ý hàng đầu và việc chọn chuông gió cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Sau khi bạn đã xác định được bản thân thuộc hành mệnh nào thì có thể căn cứ vào đó để định hình vật liệu và màu sắc của chuông gió. Cụ thể như sau:
Gia chủ hành Kim | Nên chọn chuông gió làm từ kim loại, có màu chủ đạo là vàng, trắng hoặc ánh kim để tương ứng với bản mệnh. Không nên chọn loại chuông có màu hồng hoặc đỏ ứng với hành Hỏa, bởi Hỏa khắc Kim. |
Gia chủ hành Mộc | Ưu tiên treo chuông gió bằng tre hoặc gỗ theo bản mệnh. Người mang bản mệnh này cũng được cho là khá hòa nhã, yếu đuối nên cần bổ sung thêm sắc nâu bản mệnh để gia tăng sinh khí cho ngôi nhà. |
Gia chủ hành Thủy | Nên chọn chuông gió bằng kim loại nhưng mang màu xanh hoặc trắng. Các nhóm chuông gió có sắc vàng, nâu đất hoặc đỏ là loại chuông xung khắc với bản mệnh của gia chủ, tuyệt đối không nên dùng trong nhà. |
Gia chủ hành Hỏa | Nên chọn loại chuông gió làm bằng gỗ hoặc tre. Bởi hành Hỏa là một hành mệnh tương đối độc lập và quyết đoán, sự nhiệt huyết và hấp tấp của người mang mệnh Hỏa nên được cân bằng thông qua chuông gió phong thủy có tính Mộc. Tuy nhiên, chuông gió không nên mang màu tự nhiên của gỗ hoặc tre mà cần có màu vàng hoặc nâu. |
Gia chủ hành Thổ | Thích hợp với các loại chuông gió làm từ gốm, sứ hoặc có sự xuất hiện của đá. Màu sắc chủ đạo là màu vàng, hồng, đỏ, tím hoặc nâu đất. Lưu ý tránh các gam màu xanh lá, xanh đen hoặc đen sẽ khiến cát khí của mệnh này trở nên nghèo nàn. |
Trên đây AnPhatLand đã giúp bạn đọc tìm hiểu về chuông gió phong thủy, tác dụng cũng như cách chọn chuông gió phong thủy phù hợp với từng bản mệnh để có thể phát huy tốt nhất công dụng của vật phẩm này. Ở bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ cách chọn vị trí treo chuông gió phong thủy trong nhà cũng như cách khai quang để vật phẩm phát huy được linh tính, chấn hưng và luân chuyển các dòng khí trong nhà. Mời bạn đọc theo dõi.
Hà Linh
Xem thêm:
Nhiều địa phương (Lạng Sơn, Kiên Giang, Đồng Nai) đã ban hành hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) áp...
Với những dự án nhà ở sinh viên không hiệu quả, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng ch...
Bên cạnh đề cao tính tiện dụng trong quá trình sinh hoạt, gia chủ mong muốn có một thiết kế nhà hiện...