Nhà ở hình thành trong tương lai được quy định tại Khoản 19 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Mặt khác, Khoản 4 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 cũng quy định rõ: Nhà, công tình xây dựng hình thành trong tương lai là nhà, công trình xây dựng đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán nhà chưa có tại thời điểm hợp đồng được giao kết. Như vậy, tại thời điểm giao kết hợp đồng, việc phát triển nhà ở thương mại chưa được hoàn thành hoặc nhà ở riêng lẻ của gia đình, cá nhân chưa được xây dựng hoặc chưa được xây dựng xong.
Tại thời điểm giao kết hợp đồng, nhà ở hình thành trong tương lai chưa được hoàn thành hoặc chưa được xây dựng xong.
Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai hay chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong lai là hợp đồng dân sự liên quan đến 3 bên, gồm bên mua, bên bán và chủ đầu tư. Do đối tượng mua bán là tài sản hình thành trong tương lai nên điều kiện và thủ tục khác biệt so với việc mua bán nhà đất đã có giấy chứng nhận.
Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai (hợp đồng mua bán, thuê) gồm:
Lưu ý:
Trình tự, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua nhà ở hình thành trong tương lai được quy định tại Điều 33, 34 Thông tư 19/2016/TT-BXD. Cụ thể:
Bước 1. Các bên thống nhất soạn thảo văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định 76/2015/NĐ-CP. Các bên liên quan có quyền thỏa thuận để bổ sung, sửa đổi các điều khoản trong văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai cho phù hợp nhưng không được trái quy định của pháp luật và dân sự và pháp luật về nhà ở, đồng thời phải có đủ các nội dung dưới đây:
Văn bản chuyển nhượng được lập thành 06 bản, trong đó 01 bản bên chuyển nhượng hợp đồng lưu, 01 bản bên nhận chuyển nhượng hợp đồng lưu, 01 bản nộp cho cơ quan thuế, 03 bản giao cho chủ đầu tư.
Về vấn đề công chứng hợp đồng: Trong trường hợp bên chuyển nhượng là công ty có chức năng kinh doanh bất động sản thì không bắt buộc phải công chứng mà do các bên tự thỏa thuận. Trường hợp văn bản chuyển nhượng hợp đồng phải thực hiện công chứng, chứng thực thì cần có thêm 01 bản để lưu tại cơ quan công chứng, chứng thực.
Bước 2. Trường hợp bên chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật thì văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán phải được công chứng, chứng thực. Hồ sơ công chứng, chứng thực gồm:
Bước 3. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí tại cơ quan thuế.
Bước 4. Bên nhận chuyển nhượng nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng, gồm các giấy tờ sau:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Bước 5. Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật. Bên cạnh các giấy tờ theo hướng dẫn của pháp luật, bên đề nghị cấp Giấy chứng nhận phải chuẩn bị thêm các giấy tờ sau để nộp cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận:
Khánh An (tổng hợp)
>> Kinh nghiệm bán nhà chung cư nhanh chóng, thuận tiện và được giá
UBND TP. Đà Nẵng vừa cho biết đã có báo cáo số 3917, gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến Quy hoạch...
UBND Đà Nẵng vừa ra quy định về giá đất ở với các con đường chưa đặt tên thuộc các khu dân cư trên đ...
Sơn chống nóng cho mái nhà; dùng tấm lợp cách nhiệt; làm trần thạch cao, trần nhựa; trồng cây dây le...