Gia đình ông Long (Nam Trực, Nam Định) có một thửa đất đã được cấp sổ đỏ từ năm 2008. Tiếp giáp đó là mảnh đất nhà hàng xóm, cũng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng vào năm 2010. Trước nay 2 gia đình chưa từng xảy ra xích mích, cho đến tháng 3/2020, khi ông Long đo đạc lại đất để chuẩn bị tách thửa cho con thì phát hiện ra đất nhà mình nằm sâu khoảng 1m trong thửa đất nhà hàng xóm.
Nói cách khác, 1m đất chạy dọc theo ranh giới 2 thửa đất đều được ghi nhận trong sổ đỏ của cả 2 gia đình. Hiện ông Long và người hàng xóm đang tranh chấp gay gắt phần đất bị cấp chồng này, vậy ai mới là người được công nhận quyền sở hữu theo pháp luật?
Đất bị cấp chồng lấn phải làm sao? Ảnh minh họa: Internet
Nguyên nhân dẫn đến việc một thửa đất hai sổ đỏ như ông Long nêu trên có thể do sai sót của cơ quan chức năng khi không kiểm tra và đo đạc kỹ trong quá trình cấp sổ đỏ cho 2 gia đình. Để giải quyết tranh chấp này, trước hết cần phải xác định nguồn gốc phần đất chồng lấn, từ đó mới phân định được phần đất đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của nhà ai.
Để xác định nguồn gốc đất, ông Long phải làm đơn yêu cầu cung cấp hồ sơ liên quan đến thửa đất của gia đình, sau đó nộp đơn này tại Phòng tài nguyên môi trường nơi ông được cấp sổ đỏ. Khi có trong tay hồ sơ về thửa đất, ông Long cần kiểm tra xem các trình tự thủ tục, biên bản đo đạc trong hồ sơ đó đã đầy đủ và chính xác chưa. Bên cạnh đó, 2 gia đình cũng cần đo đạc hiện trạng thửa đất, đối chiếu với bản đồ qua các thời kỳ cũng như so sánh với thông tin trên sổ đỏ.
Khi đã xác định được nguồn gốc đất cũng như phát hiện ra sai sót trong quá trình đo đạc và cấp sổ đỏ, ông Long có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án: Thứ nhất là thương lượng với hàng xóm để tự giải quyết. Thứ hai là đem tranh chấp đó kiện ra tòa.
Trong trường hợp ông Long đem tranh chấp kiện ra tòa, cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót. Dựa trên kết luận đó, văn phòng đăng ký đất đai sẽ lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào sổ đỏ đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Sau khi giải quyết tranh chấp xong xuôi, ông Long mới có thể thực hiện việc tách thửa đất cho con theo quy định của pháp luật.
Linh Phương (TH)
>> Xử lý thế nào khi hàng xóm lấn đất xây nhà và còn được cấp sổ đỏ?
Khi đã có một khoản tiền tích cóp và mong muốn xây dựng một tổ ấm lý tưởng, nhiều vợ chồng trẻ đứng...
Tuy di chúc bằng văn bản mới là hình thức được sử dụng phổ biến, có giá trị chứng cứ cao, nhưng tron...
3 lô đất R1, R2, R3 thuộc khu 38,4ha (khu đất tái định cư trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm) tại quận 2...