Đất chưa sử dụng là gì? Những quy định mới về đất chưa sử dụng trong năm 2023 như thế nào? Làm thế nào để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng? Đây là một trong những thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam hiện nay. Cùng AnPhatLand tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết sau.
Hiện nay, luật đất đai chưa quy định cụ thể về khái niệm đất chưa sử dụng. Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 về nhóm đất chưa sử dụng, có thể hiểu đơn giản là: Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa được xác định về mục đích sử dụng.
Ngoài ra, đất chưa sử dung căn cứ theo Điều 58 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây.
Theo đó, đất chưa sử dụng là đất chưa có đủ điều kiện hoặc chưa xác định để sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chưa xác định là đất khu dân cư tại nông thôn hay đô thị, đất chuyên dùng. Ngoài ra, Nhà nước cũng chưa giao cho tổ chức hay hộ gia đình, cá nhân nào được sử dụng ổn định và lâu dài.
Điều 58 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có quy định chi tiết về nhóm đất chưa sử dụng, bao gồm những loại đất sau:
Sau khi đã tìm hiểu khái quát về định nghĩa đất chưa sử dụng là gì, hãy cùng AnPhatLand tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm của nhóm đất này, để các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức có thể dễ dàng sử dụng đất khi được sở hữu.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 132 Luật đất đai, đất chưa sử dụng sẽ được ủy ban nhân dân cấp xã trở lên giao cho các cá nhân, hộ gia đình để thực hiện công tác nuôi trồng thuỷ hải sản, sản xuất nông nghiệp trong thời gian không quá 5 năm, thông qua hình thức đấu giá. Khoản tiền thu được từ việc cho thuê đất cũng sẽ được nộp vào ngân sách của Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
Theo khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất không được vượt quá hạn mức giao đất, cũng không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho từng hộ gia đình, cá nhân đã được quy định tại các khoản này. Hạn mức giao đất phải được cơ quan Nhà nước phê duyệt.
Căn cứ Điều 164 Luật Đất đai 2013, quá trình quản lý và sử dụng đất chưa sử dụng được quy định như sau:
UBND cấp xã phải có trách nhiệm quản lý và bảo vệ nhóm đất chưa sử dụng của địa phương, cùng với đó là thống kê đất đai và đăng ký trong hồ sơ địa chính. Ngoài ra, lập kế hoạch sử dụng đất thuộc cấp xã, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng như thế nào để có hiệu quả nhất…
Hàng năm, UBND cấp xã cũng cần báo cáo lên UBND cấp huyện về quá trình quản lý, khai thác và đưa vào sử dụng nhóm đất chưa sử dụng ở địa phương mình.
UBND cấp tỉnh và cấp TP trực thuộc trung ương phải có trách nhiệm quản lý quỹ đất chưa sử dụng ở các đảo hoang chưa có người ở.
Căn cứ theo kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, UBND các cấp tiến hành lập kế hoạch cải tạo, đầu tư và khai hoang nhằm mục đích đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.
Nhà nước cũng khuyến khích hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng đúng theo quy hoạch sử dụng đất đã được Nhà nước phê duyệt.
Với diện tích đất được Nhà nước quy hoạch cho mục đích nông nghiệp, nên ưu tiên giao cho các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp tham gia sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,… ngay tại địa phương chưa được giao đất hoặc bị thiếu đất sản xuất.
Đối với địa phương chưa được giao đất hoặc đang bị thiếu đất sản xuất, nên ưu tiên giao đất được quy hoạch vào mục đích sản xuất nông nghiệp cho các cá nhân và hộ gia đình trực tiếp tham gia vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản,….
Theo kết quả Thống kê về diện tích đất đai do Bộ Tài nguyên & Môi trường công bố ngày 31/12/2020, tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam còn lại là 33.1 triệu ha, cụ thể:
Phân Loại Đất Tự Nhiên | Diện Tích |
Nhóm đất nông nghiệp | Hiện còn 27,9 triệu ha |
Nhóm đất phi nông nghiệp | Còn 3.9 triệu ha |
Nhóm đất chưa sử dụng | Còn hơn 1,2 triệu ha |
Việc kiểm kê nguồn đất đai theo như quy định tại Điều 34 Luật Đất đai năm 2013 được tiến hành 5 năm/lần, quá trình kiểm kê tuân theo thủ tục và quy định, tiến hành theo từng đơn vị cấp xã, phường và thị trấn.
Theo đó, để tránh lãng phí tài nguyên đất chưa được sử dụng, Nhà nước ta hiện đang có các chính sách khuyến khích người dân tham gia cải tạo và đầu tư, sử dụng có hiệu quả quỹ đất chưa sử dụng.
Quy hoạch đất chưa sử dụng là phân bổ và khoanh vùng đất chưa sử dụng theo không gian nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường và thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, dựa trên cơ sở là tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng khu vực kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong khoảng thời gian xác định (thường là 5 năm, 10 năm).
Trường hợp lấn chiếm đất chưa sử dụng sẽ có mức xử phạt như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước sẽ thu hồi đất đối với các trường hợp sau:
Sau khi lên quy hoạch, có kế hoạch giao đất, cho thuê đất, tùy từng trường hợp cụ thể mà đất chưa sử dụng cũng sẽ được cấp sổ đỏ hoặc không.
Đất chưa có sổ đỏ thường xảy ra ở một trong hai trường hợp sau:
Những trường hợp khác, nếu như đủ điều kiện theo đúng quy định pháp luật, thì sẽ được cấp sổ đỏ hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hy vọng bài viết trên đây của AnPhatLand đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhóm đất chưa sử dụng là gì, cũng như giải đáp thắc mắc một số vấn đề liên quan. Việc nắm rõ quy định về nhóm đất sẽ giúp bạn khai thác một cách hiệu quả và hạn chế việc sử dụng đất sai mục đích.
Thu Pham
Xem thêm
Với những dự án nhà ở sinh viên không hiệu quả, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng ch...
Bên cạnh đề cao tính tiện dụng trong quá trình sinh hoạt, gia chủ mong muốn có một thiết kế nhà hiện...
Thiết kế nội thất cho căn nhà luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia chủ để có một không gian sống...