Đất DHT Là Gì - Đất Phát Triển Hạ Tầng Có Mua Bán Được Không?
Wiki

Đất DHT Là Gì - Đất Phát Triển Hạ Tầng Có Mua Bán Được Không?

Lê Nhi

Đất DHT là gì? Đất DHT có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước? Có nên đầu tư vào đất DHT hay không?… Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả tìm hiểu về mã đất này.

1. Khái Niệm Loại Đất DHT Là Gì? 

Tại mục b Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 2/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định khái niệm đất DHT như sau:

Đất DHT là ký hiệu của đất phát triển hạ tầng (hay đất phát triển cơ sở hạ tầng), thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. 

Vậy đất phát triển hạ tầng là gì? Trước đây, đất phát triển hạ tầng được định nghĩa là phần đất được sử dụng trong các lĩnh vực quân sự, giao thông, kiến trúc và xây dựng. Tuy nhiên, về sau, phạm vi này đã được mở rộng, bổ sung thêm các lĩnh vực bao gồm; giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, vui chơi giải trí,… 

Tóm lại, đất DHT hiện nay sẽ là phần đất được sử dụng cho công trình công cộng phục vụ đời sống con người trong thời gian lâu dài, bao gồm các lĩnh vực: 

  • Văn hóa giáo dục
  • Bưu chính viễn thông
  • Giao thông vận tải, thủy lợi, năng lượng
  • Nghiên cứu khoa học
  • Y tế
  • Môi trường
  • Thể dục thể thao
  • Quốc phòng an ninh
  • Dịch vụ, xã hội và chợ
DHT là đất cơ sở hạ tầng thuộc nhiều lĩnh vực về đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội
DHT là đất cơ sở hạ tầng thuộc nhiều lĩnh vực về đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội

2. Phân Loại Đất DHT

Khi tìm hiểu loại đất DHT là gì, bạn sẽ nắm được phân loại của nhóm đất này. Theo đó, có rất nhiều phần đất được xếp vào nhóm DHT, do đó mà việc phân loại cũng được chia thành nhiều cách khác nhau. Trong đó, 3 cách phổ biến nhất là:

Phân Loại Đất DHT Theo Lĩnh Vực 

Dựa vào các lĩnh vực khác nhau trong đời sống hiện nay có thể chia đất DHT thành các loại: 

  • Kinh tế: Là phần đất được sử dụng để xây dựng các cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công trình sản xuất phục vụ lưu thông như giao thông vận tải, thủy lợi, cầu đường, truyền tải điện,… 
  • Xã hội: Là phần đất được sử dụng để xây dựng các cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công trình phục vụ các hoạt động liên quan đến văn hóa, giáo dục. 
  • Môi trường: Là phần đất được sử dụng để xây dựng các cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công trình thuộc phạm vi xây dựng, bảo vệ và giữ gìn môi trường tự nhiên, hệ sinh thái, tài nguyên, phòng chống thiên tai,… 
  • Quốc phòng: Là phần đất được sử dụng để xây dựng các cơ sở hạ tầng, kỹ thuật công trình phục vụ công tác quốc phòng an ninh bao gồm các đơn vị sản xuất và bảo dưỡng. 

Phân Loại Đất DHT Theo Đơn Vị Quản Lý 

Dựa theo các cấp độ quản lý, đất phát triển cơ sở hạ tầng được chia thành 2 loại: 

  • Đất do trung ương quản lý bao gồm các công trình có quy mô quốc gia như hệ thống đường sắt, quốc lộ, sân bay, bến cảng,… 
  • Đất do địa phương quản lý bao gồm các công trình cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi chịu trách nhiệm của tỉnh, huyện, xã, phường.

Phân Loại Đất DHT Theo Vùng Lãnh Thổ 

Dựa theo các phần lãnh thổ khác nhau có thể chia đất DHT thành các loại: 

  • Đất phát triển cơ sở hạ tầng thuộc vùng nông thôn
  • Đất phát triển cơ sở hạ tầng thuộc vùng đô thị
  • Đất phát triển cơ sở hạ tầng thuộc vùng đồng bằng và trung du miền núi
  • Đất phát triển cơ sở hạ tầng thuộc vùng kinh tế biển
Đất phát triển cơ sở hạ tầng được chia thành nhiều loại theo các cách khác nhau
Đất phát triển cơ sở hạ tầng được chia thành nhiều loại theo các cách khác nhau

3. Vai Trò Của Đất DHT Là Gì?

Nhà nước đã quy định và đưa ra ký hiệu các loại đất trên các bản đồ quy hoạch, địa chính. Trong đó, mỗi loại đất đều có vai trò và mục đích sử dụng riêng. 

Do đó, khi có nhu cầu đầu tư bất động sản, đặc biệt là với đất cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư cần tìm hiểu về những tiềm năng có thể khai thác đối với loại đất DHT là gì, từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư không và làm sao để tối đa hóa nguồn lợi.

Vậy vai trò của loại đất DHT là gì?

Đối với Việt Nam nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung thì đất cơ sở hạ tầng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là nền tảng tạo nên sự tăng trưởng bền vững, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội, tăng hiệu suất đa lĩnh vực. 

Tất cả các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi đất DHT gần như thể hiện toàn bộ sự phát triển của một quốc gia, sự đầu tư nghiêm túc và đồng bộ để cải thiện cả về đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Nếu quốc gia nào có cơ sở hạ tầng xuống cấp, không được quan tâm đầu tư đúng cách thì sự phát triển, đời sống kinh tế, xã hội cũng theo đó nhanh chóng rơi vào khủng hoảng. 

Đất DHT có vai trò quan trọng thể hiện sự phát triển bền vững của một quốc gia
Đất DHT có vai trò quan trọng thể hiện sự phát triển bền vững của một quốc gia

Chính vì điều này mà Nhà nước lấy việc xây dựng, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng làm nòng cốt, tận dụng tối đa quỹ đất DHT, lên phương án quy hoạch phù hợp nhằm mang lại các công trình có giá trị, phục vụ tối đa các nhu cầu thiết yếu của người dân về kinh tế, xã hội và nâng tầm giá trị quốc gia. 

4. Có Nên Đầu Tư Vào Đất DHT Hay Không?  

Theo quy định đang hiện hành thì đất DHT vẫn được phép chuyển nhượng hay thực hiện mua bán đất, trao đổi nhưng phải đảm bảo mục đích sử dụng đúng Pháp luật và đất không nằm trong kế hoạch quy hoạch của địa phương.

Qua những phân tích trên có thể thấy đất DHT giàu tiềm năng để phát triển về mọi mặt, đa lĩnh vực. Hầu hết các khu đất này đều có vị trí đẹp, “đắt địa”, bằng phẳng nhưng lại có ít người nhận ra tiềm năng phát triển nên không được săn đón “nồng nhiệt” như các loại đất khác nên giá cả phải chăng. 

Tuy nhiên, việc đầu tư bất động sản chưa bao giờ là dễ dàng. Một “miếng mồi béo bở” thì đồng nghĩa với những rủi ro xảy ra càng lớn. Phần đất DHT thường xuyên có biến động do phụ thuộc vào chính sách quy hoạch, phương án sử dụng đất của mỗi địa phương theo từng giai đoạn. 

Do đó, mặc dù mang lại giá trị lợi nhuận lớn những tính chất không cố định của đất DHT khiến không ít các nhà đầu tư băn khoăn. Vậy nên câu trả lời cho thắc mắc có nên đầu tư vào đất phát triển cơ sở hạ tầng hay không sẽ còn tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích và tài chính của các nhà đầu tư. 

Nên tìm hiểu chính sách của địa phương trước khi đầu tư vào đất DHT
Nên tìm hiểu chính sách của địa phương trước khi đầu tư vào đất DHT

Những chia sẻ về loại đất DHT là gì hy vọng đã cập nhật đến độc giả những thông tin hữu ích. Trong trường hợp bạn đang có nhu cầu mua đất DHT, để tránh rủi ro, bạn nên check quy hoạch mảnh đất trước, đồng thời kiểm tra kỹ các loại giấy tờ, tình trạng pháp lý và đến tận nơi để khảo sát đất cũng như khu vực xung quanh. 

Một số cách kiểm tra quy hoạch mảnh đất như:

  • Kiểm tra quy hoạch mảnh đất dựa trên thông tin được in trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
  • Liên hệ đến các công ty môi giới bất động sản, các đơn vị làm dịch vụ tư vấn đất đai ở địa phương để được hỗ trợ.
  • Đến phòng Tài nguyên và Môi trường tại địa phương có đất để hỏi.
  • Tra cứu quy hoạch online trên cổng thông tin điện tử của quận/ huyện nơi có đất, hoặc các trang web về quy hoạch.

Nếu bạn không phải là “dân chuyên bất động sản” thì tốt nhất nên nhờ đến những người có chuyên môn, các bên tư vấn bất động sản để được hỗ trợ, tránh đưa ra quyết định vội vàng khi chưa có sự kiểm tra, chuẩn bị kỹ lưỡng.

Lưu ý:

Khái niệm đất DHT là gì được AnPhatLand chia sẻ trên đây căn cứ theo Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT và luật Đất đai 2003. Trong khi Luật Đất đai năm 2003 đã hết hiệu lực và đã được thay thế bởi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Bảng ký hiệu các loại đất phi nông nghiệp mới nhất dưới đây cũng không còn ký hiệu đất DHT.

Loại đấtKý hiệu
Đất ở nông thônONT
Đất ở đô thịODT
Đất xây dựng trụ sở cơ quanTSC
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệpDTS
Đất xây dựng cơ sở văn hóaDVH
Đất xây dựng cơ sở y tếDYT
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạoDGD
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thaoDTT
Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệDKH
Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hộiDXH
Đất xây dựng cơ sở ngoại giaoDNG
Đất xây dựng công trình sự nghiệp khácDSK
Đất quốc phòngCQP
Đất an ninhCAN
Đất khu công nghiệpSKK
Đất khu chế xuấtSKT
Đất cụm công nghiệpSKN
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệpSKC
Đất thương mại và dịch vụTMD
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sảnSKS
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốmSKX
Đất giao thôngDGT
Đất thủy lợiDTL
Đất công trình năng lượngDNL
Đất công trình bưu chính viễn thôngDBV
Đất sinh hoạt cộng đồngDSH
Đất khu vui chơi, giải trí công cộngDKV
Đất chợDCH
Đất có di tích lịch sử – văn hóaDDT
Đất danh lam thắng cảnhDDL
Đất bãi thải, xử lý chất thảiDRA
Đất công trình công cộng khácDCK
Đất cơ sở tôn giáoTON
Đất cơ sở tín ngưỡngTIN
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa tángNTD
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suốiSON
Đất cơ mặt nước chuyên dùngMNC
Đất phi nông nghiệp khácPNK
Bảng ký hiệu các loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp

Hà Linh

Xem thêm:

Related Posts
Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay mới nhấtTh09 20, 2024
Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay mới nhất

Sổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền...

Tôi mua được nhà to ở Sài Gòn nhờ 3 lần đổi nhàTh09 20, 2024
Tôi mua được nhà to ở Sài Gòn nhờ 3 lần đổi nhà

Để sở hữu một căn nhà khang trang giữa lòng Sài Gòn với số vốn ít ỏi chỉ vài trăm triệu đồng dường n...

Tuổi Canh Ngọ (1990) có nên xây nhà hướng Tây Bắc không?Th09 20, 2024
Tuổi Canh Ngọ (1990) có nên xây nhà hướng Tây Bắc không?

Hỏi: Vợ chồng em hiện có lô đất muốn làm nhà hướng Tây Bắc (vuông góc 90 độ), theo em biết là không...