Đất TSC là đất xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước, có ý nghĩa đối với việc an sinh và phát triển của quốc gia. Để tìm hiểu cụ thể hơn đất TSC là gì và những quy định liên quan, mời độc giả tham khảo bài viết.
Đất đai là nguồn tài nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng và được phân chia thành nhiều loại khác nhau để thuận tiện cho công tác quản lý, thống kê và kiểm kê của Nhà nước, trong đó có đất TSC. Vậy đất TSC là gì?
Theo Điều 147 Luật Đất đai 2013 đã nêu rõ về khái niệm loại đất TSC. Trong bản đồ quy hoạch, loại đất TSC là ký hiệu của đất được sử dụng với mục đích xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước hoặc các cơ quan có liên quan như tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức sự nghiệp công lập, bao gồm cả những phần đất sử dụng để xây dựng công trình sự nghiệp thuộc quản lý của Nhà nước.
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp sẽ bao gồm đất xây dựng công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về:
Ngoài ra, tại Khoản 1 và 2 Điều 147 Luật Đất đai 2013 cũng nêu rõ:
Đất quy hoạch TSC sẽ được khai thác, sử dụng hoặc lưu trữ để sử dụng cho các mục đích công không chỉ theo quy định của Nhà nước mà còn dựa vào chính sách và kế hoạch của mỗi địa phương. Trong phân loại đất đai, TSC thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Người dân khi thuê hoặc giao giữ đất này không được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, công nghiệp hay bất kỳ hình thức cá nhân nào.
Tùy vào mỗi địa phương mà quỹ đất TSC sẽ được sử dụng khác nhau nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo công tác quản lý chặt chẽ, Nhà nước đã đưa ra những quy định khi sử dụng đất TSC.
Quy định tại Khoản 1 Điều 147 Luật Đất đai:
Hiện nay, Nhà nước có các chính sách, chủ trường nhằm sử dụng đất TSC đúng mục đích, phục vụ cho công tác phát triển xã hội. Điển hình như việc sử dụng đất TSC để xây dựng trường học, nhà văn hóa, trung tâm nghiên cứu,…
Những khu đất TSC chưa được sử dụng thường sẽ được Nhà nước hay cơ quan có thẩm quyền bàn giao lại cho các cá nhân, tổ chức quản lý. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng quy định rõ nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức này có hành vi cố tình sử dụng đất TSC sai mục đích hoặc cắt xén, phá hoại, chặt cây, mua bán,… trên khu vực đất này.
Đối tượng được Nhà nước giao đất TSC có thể là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nhận nhiệm vụ giữ đất hay cũng có thể là người thuê đất. Họ sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo giữ đất nguyên vẹn 100% cho đến thời hạn thu hồi.
Bên cạnh nêu rõ khái niệm loại đất TSC là gì, Điều 54 Luật Đất đai cũng đưa ra những quy định về hình thức sử dụng đối với đất TSC, theo đó, Nhà nước sẽ không thu tiền đối với những trường hợp:
Đối tượng sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất vì mục đích an ninh quốc phòng, đất công cộng không phục vụ mục đích kinh doanh, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 55 Luật Đất đai 2013.
Các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 55 Luật Đất đai 2013 bao gồm: Những tổ chức, cơ quan được giao đất thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với hạ tầng. Đồng thời, theo nội dung quy định tại Điều 125 Luật Đất đai 2013 thì đất TSC sẽ thuộc trường hợp đất sử dụng lâu dài.
Dựa vào những quy định về sử dụng đất TSC thì Nhà nước nghiêm cấm sử dụng loại đất này cho các mục đích khác không phải là xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước. Việc khai thác và sử dụng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều này có nghĩa là các hộ dân dù đã sống ổn định trên phần đất TSC thì cũng không đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ. Trong trường hợp phần đất TSC này quy hoạch khi có dự án thì hộ gia đình sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Mặc dù có nhiều quy định về quản lý đất đai nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình sử dụng và khai thác đất TSC. Giải pháp khắc phục tình trạng này còn phụ thuộc nhiều vào chính sách của từng địa phương.
Một số bất cập trong việc sử dụng đất TSC tại nhiều địa phương là:
Một số giải pháp có thể áp dụng để hạn chế những tồn tại về sử dụng loại đất TSC như sau:
Hiểu rõ đất TSC là gì và những quy định trong việc sử dụng đất sẽ giúp người dân tránh được những sai phạm về mặt pháp lý trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết trong chủ đề “các loại đất ở Việt Nam” được Ban nội dung đăng tải trên chuyên mục Wiki của AnPhatLand.
Hà Linh
Xem thêm:
Với những dự án nhà ở sinh viên không hiệu quả, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng ch...
Bên cạnh đề cao tính tiện dụng trong quá trình sinh hoạt, gia chủ mong muốn có một thiết kế nhà hiện...
Thiết kế nội thất cho căn nhà luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia chủ để có một không gian sống...