DTL là đất gì? Quy định sử dụng đất DTL năm 2023 như thế nào? Người dân Việt Nam có được phép xây nhà trên đất DTL không? Mục đích sử dụng đất DTL như thế nào? Cùng AnPhatLand đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc đó.
Theo Điều 10 Luật Đất đai NĂM 2013, DTL chính là ký hiệu của đất thủy lợi. Đất thủy lợi DTL được sử dụng để xây dựng công trình thủy lợi, phục vụ cho lao động sản xuất và nhu cầu tái sản xuất của nhân dân. Đất thủy lợi không bao gồm đất xây dựng công trình hoạt động dưới lòng đất, hoạt động trên không và không sử dụng đến đất bề mặt.
Theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, đất thuỷ lợi được sử dụng vào mục đích xây dựng như sau:
Để sử dụng đất thủy lợi một cách hợp pháp cũng như hạn chế được tối đa sự phiền toái không đáng có, người dân cần nắm vững các lưu ý cơ bản sau:
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 139/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; đê điều; phòng, chống lụt bão, như sau::
“Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền”.
Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân hoặc tổ chức nào có hành vi sai phạm với đất DTL sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt sau đây:
Cá nhân và tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Mức phạt như sau:
Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng với các hành vi:
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng với hành vi:
Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi sai nội dung quy định trong giấy phép sau:
Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi:
Khoản 2 Điều 26 quy định về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền như sau: “Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật”.
Theo Điều 71 NĐ 43/2014/NĐ-CP về trình tự và thủ tục đăng ký đất đai lần đầu đối với đất DTL cho người được cơ quan Nhà nước giao đất, hồ sơ gồm:
Hồ sơ nộp về Văn phòng đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên & Môi trường cấp huyện hoặc UBND xã, thị trấn nơi có đất.
Mọi vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất và mục đích sử dụng đất DTL gây không ít trở ngại với người dân. Để quá trình thi công công trình trên đất thủy lợi được suôn sẻ, cần có phối hợp chặt chẽ của cơ quan quản lý đới với người sử dụng đất.
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 03/2022/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với một trong những hành vi lấn chiếm bãi sông, lòng sông, suối, kênh ngòi, rạch, bờ biển làm tăng rủi ro của thiên tai mà không có biện pháp xử lý và khắc phục.”
Theo đó, không được lấn chiếm đất DTL. Trường hợp làm trái quy định sẽ bị xử phạt theo luật định.
Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai sẽ được phân loại như sau:
…
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
…
Như vậy, đất thủy lợi thuộc nhóm đất sử dụng vào mục đích công cộng (cụ thể là nhóm đất phi nông nghiệp).
Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 quy định nhà ở chỉ được phép xây dựng trên đất ở. Ngoài ra, Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 cũng quy định, nghĩa vụ của người sử dụng đất chính là sử dụng đúng mục đích.
Mặt khác, Theo Nghị định 65/2017/NĐ-CP, sẽ phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau: Tự ý san lấp hoặc dỡ bỏ công trình thủy lợi; xây dựng nhà ở, xây dựng công trình phụ, cầu, kè, nơi sản xuất và một số công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, người dân không được phép xây nhà ở trên đất thủy lợi DTL.
Nội dung bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về khái niệm DTL là đất gì? Ngoài ra, bạn đọc cũng có cái nhìn tổng quát hơn về việc sử dụng đất thủy lợi trên thực tiễn. Và đừng quên truy cập AnPhatLand để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về thị trường bất động sản.
Thu Pham
Xem thêm
Với những dự án nhà ở sinh viên không hiệu quả, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng ch...
Bên cạnh đề cao tính tiện dụng trong quá trình sinh hoạt, gia chủ mong muốn có một thiết kế nhà hiện...
Thiết kế nội thất cho căn nhà luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia chủ để có một không gian sống...