Dự án đường Vành Đai 4 TP.HCM có tổng chiều dài 197,6km đi qua 5 tỉnh và thành phố bao gồm: Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và TP.HCM. Mặc dù dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết vào ngày 28/09/2011 theo quyết định 1698/QĐ-TTg, tuy nhiên hiện tại thông tin khởi công dự án đường Vành Đai 4 vẫn chưa được quyết định chính thức.
Dự án có tổng chiều rộng làn đường là 67m và mặt cắt ngang 6-8 làn xe tiêu chuẩn đường cao tốc với tốc độ cho phép là 60-80 km/h. Cụ thể, đường vành đai 4 sẽ đi qua 12 huyện thuộc 5 tỉnh và thành phố bao gồm:
![]() |
Bản đồ dự án đường Vành Đai 4 |
Với vai trò quan trọng trong việc cải thiện hạ tầng giao thông và tăng cường sự giao thương giữa khu vực khu Tây và Đông Nam Bộ, vừa qua, dự án đường Vành Đai 4 được Thủ tướng chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ ngành, địa phương nhanh chóng triển khai và hoàn thiện trước năm 2030. Được đánh giá là dự án giao thông trọng điểm, đường Vành Đai 4 TP.HCM còn có những vai trò cụ thể như sau:
Dự án đường Vành Đai 4 có lộ trình quy hoạch dài 197,4km, được chia làm 5 giai đoạn thi công:
1/ Đoạn Phú Mỹ – Trảng Bom với kinh phí 21.000 tỷ đồng. Tổng chiều dài đoạn đường là 45,5km. Đoạn đường bắt đầu từ huyện Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (Km 40 + 000). Sau đó đoạn đường tiếp tục hướng về sân bay Quốc tế Long Thành, giao với cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (Km 39 + 150) và kết thúc tại quốc lộ 1A thuộc huyện Trảng Bom – Đồng Nai.
2/ Đoạn Trảng Bom – Tân Uyên với kinh phí 24.000 tỷ đồng. Tổng chiều dài đoạn đường là 51,9km. Đoạn đường tiếp nối từ quốc lộ 1A tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai giao với quốc lộ 1A (Km 1834 + 700), sau đó vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên và kết thúc tại quốc lộ 13 (Km 30 + 700) tại Tân Uyên, Bình Dương.
3/ Đoạn Tân Uyên – Củ Chi với kinh phí 11.000 tỷ đồng. Tổng chiều dài đoạn đường là 22,8km. Đoạn đường bắt đầu từ quốc lộ 13 tại Tân Uyên, Bình Dương, sau đó vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, và kết thúc tại giao cắt quốc lộ 22 (Km 23 + 500) ở huyện Củ Chi, TP.HCM.
4/ Đoạn Củ Chi – Bến Lức với kinh phí 23.000 tỷ đồng. Tổng chiều dài đoạn đường là 41,6km. Đoạn đường từ quốc lộ 22 (Km 23 + 500) tại huyện Củ Chi, TP.HCM đi song song ĐT.823 đến thị trấn Hậu Nghĩa, Long An, tiếp tục đi song song với đường ĐT.824 và ĐT.830 và kết thúc tại giao điểm với cao tốc TP.HCM – Trung lương tại huyện Bến Lức, Long An.
5/ Đoạn Bến Lức – Hiệp Phước với kinh phí 20.000 tỷ đồng. Tổng chiều dài đoạn đường là 35,8km. Đoạn Bến Lức – Hiệp Phước sẽ giao với cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, quốc lộ 1A tại Khu công nghiệp Long Hiệp, giao với quốc lộ 50 (Km 19 + 900) đến cuối tuyến Trục Bắc – Nam TP.HCM tại cảng Hiệp Phước.
Hiện tại đoạn Bến Lức – Hiệp Phước dài 35,8km đã được lập báo cáo nghiên cứu và báo cáo sơ bộ về tính cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả khi hoàn thành bởi Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long. Công ty này đã trình báo cáo nghiên cứu cho Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt kèm với kinh phí xây dựng khoảng 20.000 tỷ đồng.
Đối với 4 đoạn còn lại của dự án đường Vành Đai 4, bộ Giao thông Vận tải chưa có kế hoạch thi công bởi vì bộ chưa phân bổ được nguồn vốn đầu tư.
Vừa qua vào ngày 13/05/2021, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gửi văn bản kiến nghị Bộ Giao Thông Vận Tải về việc điều chỉnh vị trí điểm đầu đường Vành Đai 4 tại địa bàn tỉnh, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 do bộ Giao Thông Vận Tải thực hiện. Theo đó, tỉnh đã đề nghị điều chỉnh vị trí điểm đầu tuyến vành đai 4 TP.HCM từ vị trí điểm đầu nối với tuyến nhánh 8,8km đường cao tốc thuộc đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu (theo quy hoạch hiện nay) đến vị trí mới là nút giao đường cao tốc Biên Hoà – Vũng tàu với đường Hội Bài – Phước Tân (ĐT992) thuộc xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ.
Thông tin dự án đường Vành Đai 4 được đẩy mạnh đầu tư trở lại sau nhiều năm trì hoãn làm cho thị trường bất động sản tại 5 tỉnh thành nằm trong quy hoạch trở nên sôi động hơn mặc dù tình hình Covid-19 lần thứ 4 đang diễn ra. Thực tế cho thấy, việc xây dựng các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng như đường Vành Đai 4 sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế – xã hội các khu vực đô thị hiện hữu quanh quy hoạch dự án, dẫn tới nhu cầu đầu tư và tìm mua nhà ở đây ngày càng lớn. Do vậy, giá giao dịch của các dự án bất động sản gần tuyến đường này cũng tăng cao từ 20 – 60% so với gia mở bán của các dự án theo các tin đăng từ AnPhatLand. Đơn cử như:
Hà An
>> Cảng Hiệp Phước Nhà Bè và tiềm năng khai thác kinh tế
UBND TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt giá đất tái định cư hộ chính theo các mặt bằng giá đất tại Quyết định...
Ngôi nhà ống 5 tầng nằm tại quận 1, Tp.HCM với mặt tiền là khu vườn tre thẳng đứng, xanh mát vừa xuấ...
KTS Richard Murphy phải mất 10 năm mới xây xong ngôi nhà đặc biệt này. Khác với vẻ bên ngoài đơn giả...