Đường Hồ Chí Minh là tuyến đường huyết mạch của Việt Nam, mở ra các cửa ngõ giao thông quan trọng và giúp các tỉnh thành di chuyển thuận tiện hơn. Vậy đường Hồ Chí Minh ở đâu? Cột mốc số 0 đường Hồ Chí Minh bắt đầu từ tỉnh nào?
Đường Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 19/5/1959, cùng với ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, nên còn được gọi là Đường 559. Tuyến đường này cũng là 1 trong 4 con đường giao thông huyết mạch nhất cả nước, trải dài từ Bắc đến Nam, bên cạnh các tuyến đường còn lại là đường quốc lộ 1A, cao tốc Bắc – Nam và tuyến đường ven biển Việt Nam. Đường Hồ Chí Minh hiện vẫn còn một số đoạn đang thi công, cả tuyến đường mòn này chạy qua vùng núi phía Tây. Điều này hơi khác biệt so với quốc lộ 1A – tuyến đường chủ yếu chạy qua đồng bằng ven biển phía đông.
Tuyến đường mòn này được xây dựng trên cơ sở nâng cấp và mở rộng một số tỉnh lộ, quốc lộ, ngoài ra cũng làm mới một số đoạn. Dự kiến, sau năm 2030, tuyến đường Hồ Chí Minh sẽ được nâng cấp để trở thành đường cao tốc Bắc Nam nhánh Tây, quy mô nhỏ hơn tuyến đường nhánh Đông.
Xem thêm: Quy Hoạch Tây Ninh Giai Đoạn 2021 – 2030, Tầm Nhìn Đến Năm 2050
Hướng tuyến chính:
Hướng tuyến phụ: Nhánh đường phía Tây đường Hồ Chí Minh (chiều dài 500 km), đi qua các điểm: Khe Gát, đèo U Bò, Tăng Ký, cầu Khỉ, Sen Bụt, Khe Sanh, Đắk Rông, đèo Pê Ke, A Lưới, A Đớt, A Tép, Hiên, Thạnh Mỹ.
Điểm xuất phát Km 0 (Km số 0) nằm tại Thị trấn Lạt (ngày nay là Thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) được đánh dấu bằng cột mốc số 0. Ngày 27/04/1990, Km 0 (Km số 0) này cũng đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
Điểm cuối cùng của tuyến đường mòn Hồ Chí Minh là Đất Mũi (Cà Mau).
Đường MÒN Hồ Chí Minh có những đoạn trùng với các tuyến đường cao tốc, tỉnh lộ và quốc lộ sau:
Quảng Bình là tỉnh có chiều dài đường Hồ Chí Minh đi qua dài nhất nước ta, với tổng 320km (gồm cả nhánh Đông và nhánh Tây).
Theo Nghị quyết số 38/2004/QH11, đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận của 30 tỉnh và thành phố: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Tây, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Đường Hồ Chí Minh được chia làm 3 giai đoạn xây dựng như sau:
Giai đoạn 1: Từ 2000 – 2007, vốn đầu tư khoảng 13.000 tỷ đồng
Thi công phần dài hơn 2.000 km từ Hòa Lạc (Hà Nội) tới tỉnh Bình Phước. Ngày 05/04/2000, đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng giai đoạn 1, đến năm 2006 tiến hành nghiệm thu được 1.234,5 km đường, 261 cầu, 02 hầm và 02 nhà hạt.
Vào đầu năm 2007, thi công các đoạn từ Hòa Lạc – Xuân Mai thuộc Thủ đô Hà Nội (chiều dài 13 km), Hà Nội – Hòa Bình và đoạn đi qua vườn Quốc gia Cúc Phương phần thuộc địa phận Thanh Hóa (chiều dài 93 km, gồm 02 cầu lớn, 22 cầu trung và 06 cầu cạn), đoạn từ Ngọc Hồi – Tân Cảnh thuộc Kon Tum (chiều dài 22 km) và đường ngang nối cảng Nghi Sơn với đường mòn Hồ Chí Minh (chiều dài 54 km).
Giai đoạn 2: Từ 2007 – 2020, vốn đầu tư khoảng 28.500 tỷ đồng.
Trong giai đoạn từ năm 2007 – 2020, thi công toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau). Một vài tuyến cầu lớn và cao tốc cũng được xây dựng trong giai đoạn này.
Giai đoạn 3: Từ sau năm 2020
Giai đoạn này sẽ hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc. Theo đó, một số thông tin còn gọi đường Hồ Chí Minh là đường cao tốc Hồ Chí Minh Bắc Nam.
Nhà nước đầu tư và xây dựng đường Hồ Chí Minh nhằm các mục tiêu sau:
Đường Hồ Chí Minh mở ra nhiều cửa ngõ giao thông, đảm bảo đi lại thuận tiện hơn. Bạn có thể di chuyển dễ dàng giữa các tỉnh thành từ Bắc đến Nam, xuống các tỉnh ven biển, thậm chí kết nối đến các nước như Lào, Thái Lan…. cũng thuận lợi hơn xưa.
Lộ trình di chuyển dễ dàng, kết nối thuận lợi chính là ưu điểm lớn đối với ngành du lịch. Các điểm tham quan, khu nghỉ dưỡng đã hình thành tour liên kết nhằm thu hút du khách thập phương.
Từ tuyến đường Hồ Chí Minh, bạn có thể ghé thăm các thắng cảnh, khu di tích nổi tiếng một cách dễ dàng:
Phát triển kinh tế chính là một trong những mục tiêu quan trọng khi Nhà nước đầu tư và xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh.
Việt Nam có cơ sở hạ tầng khá đa dạng, để khai thác vùng đất giàu tiềm năng ở phía Tây đất nước ta, đáp ứng xu thế của nền kinh tế hội nhập. Tuyến đường Hồ Chí Minh đã và đang gắn kết những vùng kinh tế trọng điểm như: TP Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – Tây Ninh – Bình Phước – Long An – Tiền Giang; rất nhiều cảng biển, cửa khẩu trên toàn quốc và cả các nước láng giềng trong khu vực.
Từ những lợi ích nêu trên, đường mòn Hồ Chí Minh được xem là chìa khóa mở ra tiềm năng tăng trưởng lớn cho các dự án bất động sản mà tuyến đường này đi qua. Sự liên kết chặt chẽ giữa các vùng chắc chắn sẽ tạo nên nhịp độ giao thương nhộn nhịp và sôi động, làm tăng giá đất tại những vùng đất hứa, cũng là cơ hội mới dành cho các nhà đầu tư nhạy bén.
Trên đây là một số thông tin quan trọng về đường Hồ Chí Minh mà AnPhatLand muốn gửi đến bạn đọc. Tuyến đường chạy xuyên suốt từ miền Bắc vào miền Nam này mang ý nghĩa lịch sử và kinh tế vô cùng quan trọng đới với mỗi người dân Việt Nam. Bạn đọc muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về thị trường BĐS, phong thủy nhà ở, hay quy hoạch pháp lý nhà đất, mời bạn truy cập TẠI ĐÂY.
Thu Pham
Xem thêm
Với những dự án nhà ở sinh viên không hiệu quả, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng ch...
Bên cạnh đề cao tính tiện dụng trong quá trình sinh hoạt, gia chủ mong muốn có một thiết kế nhà hiện...
Thiết kế nội thất cho căn nhà luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia chủ để có một không gian sống...