Gợi ý những cây cảnh ưa bóng vừa dễ trồng, vừa thanh lọc không khí trong nhà
Wiki

Gợi ý những cây cảnh ưa bóng vừa dễ trồng, vừa thanh lọc không khí trong nhà

Đam mê trồng cây nhưng nhà bạn không có sân vườn, trong nhà cũng chật hẹp, thiếu sáng? Bạn là người bận rộn, ít có thời gian chăm sóc cây? Nếu vậy, hãy tham khảo ngay 11 loài cây cảnh ưa bóng râm rất dễ trồng, vừa đẹp lại có khả năng thanh lọc không khí trong bài viết dưới đây! Dù là nhà riêng hay văn phòng, những loài cây này sẽ thổi bừng sức sống cho không gian, lại tốt cho sức khỏe của bạn.

1. Dong táo lá tròn

Cây dong táo lá tròn

Những chiếc lá xanh mướt, to bản, hoa văn đẹp mắt này sẽ là lựa chọn phù hợp với mọi không gian trong nhà, từ nhà riêng đến văn phòng làm việc. Dong táo lá tròn ưa bóng mát nên bạn có thể đặt cây ở những góc tối tăm, thiếu sáng nhất mà không lo cây héo hon, vàng lá. 

2. Vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh

Môi trường sống lý tưởng nhất của cây vạn niên thanh là nơi có ánh sáng khuếch tán, không chiếu trực tiếp lên mặt lá. Vì thế, hãy đặt chậu cây cạnh cửa sổ, phía sau rèm hoặc màn che để giảm thiểu nguồn sáng. Cây vạn niên thanh đẹp nhất vào mùa xuân, mùa hè – khi những chiếc lá non bắt đầu xuất hiện và nhanh chóng xanh mướt, căng tràn sức sống.

3. Máu rồng

Cây máu rồng

Máu rồng (dragon tree) là một loài cây thuộc họ dừa. Sở hữu vẻ ngoài cá tính và mạnh mẽ, cây máu rồng sẽ mang đến hương vị nhiệt đới cho không gian nhà bạn. Cây này đặc biệt không ưa ánh sáng nên bạn lưu ý đặt cây tránh xa cửa sổ hoặc nơi có nắng chiếu trực tiếp nhé! 

4. Cây dây nhện (cỏ lan chi)

Cây dây nhện

Cây dây nhện nổi tiếng vì rất “dễ tính”, không kén chọn nơi ở. Dù là hiên nhà đầy nắng hay góc phòng tối tăm, cây đều có thể phát triển tốt mà không cần đến nhiều sự chăm sóc. Thậm chí, bạn có thể vắng nhà, đóng kín cửa suốt nhiều tuần, dây nhện vẫn xanh tốt trong khi chờ bạn trở lại. Ngoài ra, cây còn có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ nhiều hợp chất gây hại cho sức khỏe.

5. Cây nước mắt (Soleirolia)

Cây nước mắt

Những chiếc lá nhỏ xíu, dễ thương của loài cây này có khả năng “đốn tim” nhiều người, nhất khi được trồng trong chậu, treo cạnh những cây cao ngoài sân, vườn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể treo cây dưới mái hiên, trong phòng khách hay bếp vì loài cây này không đòi hỏi nhiều ánh sáng. Tất cả bạn cần làm là tưới nước thường xuyên để cây xanh tốt.

6. Cây dương xỉ

Cây dương xỉ

Có tới hơn 2000 giống dương xỉ thích hợp để trồng trong nhà. Loài cây nhiệt đới này có thể sống trong bóng tối nhưng không chịu được không khí khô. Do vậy, ngoài việc tưới nước vào gốc, bạn cũng nên thường xuyên xịt nước lên lá cây để giữ ẩm, đặc biệt là vào mùa nóng.

7. Cây trầu bà

Cây trầu bà

Trầu bà là loài cây yêu thích của rất nhiều người bởi khả năng làm sạch không khí, có thể sống tốt, sống khỏe, gần như không cần chăm bón. Cây phát triển tốt ở nơi thiếu sáng, cũng không đòi hỏi tưới nước hay bón phân thường xuyên. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là thỉnh thoảng cắt tỉa bớt kẻo cây phát triển quá mức!

8. Dứa cảnh

Cây dứa cảnh

Dứa cảnh là một loài cây nhiệt đới nhưng có “khẩu vị” khá kỳ cục: chỉ ưa ánh sáng nhân tạo, không thích ánh sáng mặt trời. Cây phù hợp với môi trường ẩm ướt như phòng tắm, sân, hiên nhà, tô điểm cho không gian nhờ vẻ đẹp căng tràn sức sống.

9. Lan ý (cây buồm trắng)

Lan ý

Lan ý cũng là loài cây có thể sống tốt trong môi trường thiếu ánh sáng nên rất thích hợp làm cây trang trí nội thất. Theo phong thủy, lan ý có tác dụng điều hòa, hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà, khiến không gian sống của bạn luôn hài hòa, thư thái và dễ chịu. Còn dưới góc độ khoa học, lan ý là một trong số rất ít những loại cây cảnh có thể hạn chế tác động của các tia tử ngoại và sóng điện từ gây hại cho cơ thể. 

10. Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ ưa ánh sáng ở mức vừa phải, gần như không cần đến bàn tay chăm sóc của con người. Không chỉ sở hữu hình dáng đẹp mắt, cây lưỡi hổ cũng nổi tiếng với khả năng lọc chất độc trong không khí, rất xứng đáng được đưa vào trong nhà.

11. Cây phú quý

Cây phú quý

Khuôn lá đẹp, bề mặt sáng bóng và họa tiết bắt mắt là những điểm cộng khiến nhiều người yêu thích cây phú quý. Ngoài ra, cây còn rất “dễ dãi”, không khó chăm, bạn chỉ cần thỉnh thoảng tưới nước, cắt tỉa lá vàng là được.

AnPhatLand hi vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những gợi ý hữu ích về loài cây cảnh phù hợp trồng trong điều kiện thiếu sáng, ít thời gian chăm sóc. Ngoài ra, nếu bạn có ý định trồng những loài cây này ngoài trời như sân, vườn, đừng quên tìm cách che bớt ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp để cây sống khỏe, phát triển tốt nhé!

Hương Liên

>> Tại sao ai cũng nên trồng ít nhất một cây cảnh trong nhà?
>> 15 cây cảnh tốt cho sức khỏe nên có trong nhà bạn
>> 8 loại cây cảnh tốt cho phòng ngủ giúp bạn ngon giấc mỗi đêm
>> Loại cây cảnh nào phù hợp nhất với từng phòng trong nhà?  

Chia sẻ:
Related Posts
Mẫu nhà phố 1 trệt 2 lầu có sân thượng với mặt tiền 3,5m được thiết kế theo phong cách hiện đạiTh12 14, 2024
Mẫu nhà phố 1 trệt 2 lầu có sân thượng với mặt tiền 3,5m được thiết kế theo phong cách hiện đại

Bên cạnh đề cao tính tiện dụng trong quá trình sinh hoạt, gia chủ mong muốn có một thiết kế nhà hiện...

FITIN 3D Pro – Công nghệ đã thay đổi trải nghiệm thiết kế nội thất như thế nào?Th12 14, 2024
FITIN 3D Pro – Công nghệ đã thay đổi trải nghiệm thiết kế nội thất như thế nào?

Thiết kế nội thất cho căn nhà luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia chủ để có một không gian sống...

5 cách đơn giản xử lý nhà vệ sinh phạm phong thủyTh12 14, 2024
5 cách đơn giản xử lý nhà vệ sinh phạm phong thủy

Nhà vệ sinh trong nhà ở, đặc biệt là căn hộ chung cư thường phạm phong thủy do đã được bố trí sẵn ho...