Hà Nội: Nhà phố cổ không được cao quá 4 tầng
Wiki

Hà Nội: Nhà phố cổ không được cao quá 4 tầng

Lê Nhi

Theo đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử (6 đồ án quy hoạch 4 quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng), không gian nội đô lịch sử chủ yếu là công trình thấp tầng. Khu vực bố trí công trình cao tầng là dọc các tuyến đường hướng tâm, đường vành đai và các khu tái thiết đô thị. Tại khu vực xây công trình cao tầng, thành phố sẽ giảm mật độ xây dựng để tăng các tiện ích như bãi đỗ xe, cây xanh…

khu phố cổ Hà Nội, nhiều nhà ở và người đi lại trên đườngCác công trình ở phố cổ Hà Nội sẽ bị hạn chế chiều cao xây dựng. Ảnh minh họa

Một số khu vực đặc thù trong đó có phố cổ, hồ Gươm và vùng phụ cận được quy định kiến trúc cảnh quan và thiết kế riêng. Cụ thể, nhà trong khu phố cũ được phép xây 4-6 tầng (16-22m). Các khu vực hạn chế phát triển còn lại được xây nhà cao 5-7 tầng (20-25m). 

Về không gian ngầm, Hà Nội sẽ tìm giải pháp kết nối với các công trình ngầm và nổi xung quanh. Các đường đi bộ ngầm kết nối với ga ngầm, công trình công cộng ngầm… sẽ được hình thành. Ngoài ra còn có quảng trường, các trung tâm thương mại, sân vận động, thể dục thể thao…

Về quan điểm bảo tồn, khu vực hồ Gươm sẽ bảo tồn hình ảnh đặc trưng với không gian mặt nước và cây xanh quanh hồ; bảo tồn, tôn tạo không gian kiến trúc cảnh quan các công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, cách mạng… Khu phố cổ sẽ bảo tồn theo hình thái kiến trúc các tuyến phố hiện có; bảo tồn trục trung tâm thương mại kết hợp với nhà ở truyền thống; cải tạo lõi bên trong các ô phố, tạo lập hình ảnh kiến trúc đô thị cổ đặc trưng.

Việc quy hoạch sẽ hướng đến một trong những mục tiêu là giãn dân khu vực đô thị lõi, giảm khoảng 215.000 người và duy trì dân số trong khoảng 670.000 người từ năm 2030 đến 2050. Việc giảm dân trong khu vực nội đô lịch sử sẽ được thực hiện theo lộ trình dựa trên định hướng Quy hoạch chung thủ đô đến 2030. Về lâu dài (giai đoạn đến năm 2030), thành phố triển khai đồng bộ các dự án di dân, giải phóng mặt bằng để mở đường theo quy hoạch, tái thiết đô thị, đồng thời di dời các cơ sở công nghiệp, trường đại học, bệnh viện, trụ sở bộ, ngành… theo quyết định 130 (ngày 23/1/2015) của Thủ tướng.

Tại khu vực nội đô lịch sử, thành phố sẽ triển khai các tuyến đường sắt đô thị, các chuỗi đô thị Bắc sông Hồng, phía đường vành đai 4, và các khu đô thị vệ tinh hình thành cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật xã hội hoàn chỉnh sẽ hút dần dân số khu vực nội đô lịch sử và nội đô mở rộng chuyển ra ngoại thành.

Ông Dương Đức Tuấn, Phó chủ tịch UBND Hà Nội cho biết, việc xây dựng 6 đồ án quy hoạch phân khu tại 4 quận nội đô lịch sử là cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1259 ngày 26/7/2011. Quy mô nghiên cứu tổng thể 6 đồ án quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử là trên 3.000ha. Dự kiến, số dân theo quy hoạch là gần 700.000 người trên tổng số 1,2 triệu dân nội đô lịch sử.

Khánh Trang

Chia sẻ:
Related Posts
Nhà công vụ là gì? Quy định về đối tượng được thuê nhà công vụTh09 21, 2024
Nhà công vụ là gì? Quy định về đối tượng được thuê nhà công vụ

Là một thuật ngữ không còn xa lạ nhưng nhiều người vẫn không hiểu rõ, hiểu đúng về nhà công vụ. Vậy...

Lên kế hoạch thanh tra loạt dự án phát triển nhà ởTh09 21, 2024
Lên kế hoạch thanh tra loạt dự án phát triển nhà ở

Theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai cần lập kế hoạch thanh tra vi...

Một mình nuôi con, tôi vẫn mua được nhà Hà Nội sau 5 năm ly hônTh09 20, 2024
Một mình nuôi con, tôi vẫn mua được nhà Hà Nội sau 5 năm ly hôn

Ly hôn, người mẹ trẻ trắng tay bế con ra khỏi nhà chồng trong đêm. Sau 5 năm làm lụng tích cóp, giờ...