Kiến trúc Đông Dương du nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc (năm 1887-1954). Phong cách kiến trúc này là sự giao thoa giữa kiến trúc Việt Nam và Pháp. Gần đây, kiến trúc Đông Dương cũng dần quay trở lại trong các thiết kế nội thất và kiến trúc nước ta. Vậy kiến trúc Đông Dương là gì? Làm sao để sở hữu một căn nhà mang đậm phong cách kiến trúc này? Cùng AnPhatLand tìm hiểu trong bài viết sau.
Phong cách kiến trúc Đông Dương còn có tên gọi khác là Indochine Style. Trong tiếng Pháp, Indochine nghĩa là Đông Dương. Phong cách kiến trúc này được người Pháp đưa vào công trình kiến trúc Việt Nam kể từ thời Pháp thuộc. Nó cũng được xem là sự giao thoa hài hòa giữa nền văn hóa Việt Nam và Pháp.
Kiến trúc Đông Dương còn cho thấy được cái hồn, cái tinh tế của công trình, thể hiện những nét tinh hoa, bản sắc văn hóa và lịch sử của nó. Tất cả đều mang đậm nét hoài cổ, đặc sắc.
Ngày nay, phong cách kiến trúc Đông Dương lại một lần nữa trở nên thịnh hành trong lĩnh vực kiến trúc và thiết kế nội thất nhà ở, đặc biệt là biệt thự, nhà phố thương mại, hoặc căn hộ chung cư.
Xem thêm: Cách Tính Chi Phí Xây Dựng Biệt Thự 2 Tầng Năm 2023
Bán đảo Đông Dương gồm các nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Malaysia bán đảo. Đây là bán đảo lớn thứ 03 của thế giới. Diện tích khoảng 2,151 triệu km2, chiếm khoảng 46% diện tích của toàn Đông Nam Á. Đường bờ biển dài hơn 11.700 kilômét và xuất hiện nhiều vịnh, cảng trọng yếu. Địa thế phía bắc cao cao hơn phía nam.
Bán đảo Đông Dương nằm giữa á lục địa Ấn Độ và Trung Quốc. Có phía tây giáp với vịnh Bengal, biển Andaman và eo biển Malacca, phía đông giáp với biển Đông của Thái Bình Dương. Bán đảo Đông Dương còn được xem là cây cầu nối giữa khu vực Đông Á và quần đảo Mã Lai.
Các quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương cũng đang thu hút đông đảo khách du lịch, bởi môi trường tự nhiên đẹp, thời tiết dễ chịu, lại có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, văn hóa ẩm thực đặc sắc,… Tất cả đã tạo nên tiền đề vững chắc cho sự phát triển ngành du lịch nơi đây.
Kiến trúc Đông Dương sử dụng chất liệu và kỹ thuật mới. Hệ khung bằng bê tông cốt thép, nên có khả năng chịu lực rất cao. Phần khung với chất liệu từ thép tiền chế, sành sứ đa màu. Ngói từ chất liệu đá xám chẻ (gọi là ngói ardoise) cùng gạch họa tiết caro. Một số chi tiết hiện đại cũng được ứng dụng trong kiến trúc Đông Dương như: bóng đèn điện, cột thu lôi, cổng sắt uốn,…
Thiết kế mái bằng và mái ngói được sử dụng nhiều trong kiến trúc Đông Dương. Mái ngói luôn nhô ra để có thể che mưa nắng tốt nhất. Các sênô thu nước bố trí nằm dọc phần mái. Một số công trình kiến trúc có phần mái vút cong ở góc, phần góc mái chồng diêm theo kiểu truyền thống, hoa văn trang trí trên đỉnh mái và tại góc cong của mái.
Cửa sổ bố trí tương đối nhiều và cao để gia tăng sự thông thoáng. Trong kiến trúc Đông Dương, cửa được bố trí khá nhiều trên tường. Phổ biến nhất là kiểu cửa lá sách, thiết kế này đảm bảo cho gió vào trong không gian dễ dàng hơn, ngay cả khi cửa đóng kín.
Phong cách kiến trúc Đông Dương là một phong cách thiết kế nội thất đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong các thiết kế kiến trúc nhà ở. Ngoài nhấn mạnh nền văn hóa, những ngôi nhà với kiến trúc Đông Dương còn mang đến vẻ đẹp giản dị và tinh tế. Sau đây là những đặc trưng của phong cách kiến trúc này.
Màu Sắc Chủ Đạo Trong Phong Cách Indochine
Những hoa văn, họa tiết được xem là một trong những “dấu hiệu đặc trưng” để ta nhận diện kiến trúc Đông Dương.
Họa tiết, hoa văn đã xuất hiện từ thời Đông Sơn, với những đường nét kỷ hà cách điệu từ hoa lá, cách thể hiện tinh tế trong từng chi tiết thiết kế đến thời An Nam. Các họa tiết có tính nghệ thuật như:
Phong cách Đông Dương hiện nay vẫn còn lưu giữ tại một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở Việt Nam, trong đó xuất hiện nhiều ở Hà Nội, Huế và TP.HCM. Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc này nhé.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về kiến trúc Đông Dương. Kiến trúc Đông Dương mang đậm bản sắc Việt, rất được ưa chuộng trong thiết kế nội thất nhà phố, biệt thự và căn hộ. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về phong cách thiết kế này, để từ đó có thể định hướng cho không gian sống của mình.
Thu Pham
Xem thêm
Lựa chọn màu sắc là một trong những bước cực kỳ quan trọng khi thiết kế nội thất bởi cách kết hợp mà...
Căn hộ mang cách Scandinavian không chỉ mang nét mộc mạc, đơn giản mà còn tinh tế trong từng chi tiế...
Hiện nay, việc chủ đầu tư không bàn giao nhà theo thời hạn cam kết diễn ra khá phổ biến. Khi rơi vào...