Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi UBND xã cần đúng theo quy định pháp luật để được xem xét và thụ lý nhanh chóng. Vậy nội dung đơn tranh chấp đất đai có những gì, quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai diễn ra như thế nào?
Tình trạng tranh chấp đất đai hiện nay xảy ra rất phổ biến vì đây là nhóm tài sản có giá trị lớn dù với cá nhân, hộ gia đình hay bất kỳ tổ chức nào.
Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 nêu rõ: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Đất đai là vùng đất có ranh giới, vị trí và diện tích được xác định cụ thể. Phần đất này có tính chất ổn định ở mức tương đối hoặc thay đổi theo chu kỳ, tác động đến quá trình khai thác và sử dụng ở hiện tại hay tương lai.
Tranh chấp đất đai sẽ bao gồm những tranh chấp về quyền sử dụng đất hoặc những tài sản gắn liền với đất như: nhà cửa, cây cối, công trình,… và tranh chấp về địa giới hành chính.
Tranh chấp xảy ra khi các chủ thể sử dụng đất cho rằng quyền và lợi ích đất đai của mình bị xâm phạm, thường có liên quan đến giải tỏa đền bù, mua bán, thừa kế, ngõ đi chung, ranh giới liền kề,…
Thực tế, các hình thức tranh chấp đất đai rất phức tạp nên việc phân loại chỉ mang tính chất tương đối căn cứ theo các quy định của pháp luật về đất đai và tố tụng dân sự Việt Nam. Vì vậy, trước khi cập nhật mẫu mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi UBND xã, AnPhatLand sẽ tổng hợp những trường hợp tranh chấp đất đai phổ biến tại Việt Nam hiện nay như sau:
Tranh chấp quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất. Tranh chấp thường xảy ra do một chủ thể tự ý thay đổi hoặc hai bên không được xác định được ranh giới, diện tích đất thuộc quyền sở hữu của mình.
Những trường hợp dễ dẫn đến tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất bao gồm:
Tranh chấp này thường xảy ra trong những trường hợp:
Trước khi giao đất cho bất kỳ cá nhân, tổ chức hay đơn vị nào, Nhà nước đều xác định rõ mục đích sử dụng thông qua quy hoạch đất. Tranh chấp xác định mục đích sử dụng đất thường xảy ra do chủ thể sử dụng đất sai mục đích, không đúng với thỏa thuận khi Nhà nước giao đất, cho thuê.
Tình trạng tranh chấp mục đích sử dụng đất thường xảy ra đối với nhóm đất nông nghiệp trong quá trình phân bổ và quy hoạch gồm:
Ngoài ra, tranh chấp mục đích sử dụng đất còn xảy ra với đất hương hỏa và đất thổ cư.
Nhà nước khuyến cáo các bên xảy ra tranh chấp đất đai chủ động tự hoà giải bằng thương lượng. Nếu không thể hoà giải, các chủ thể cần nộp mẫu đơn tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi UBND xã là văn bản được các chủ thể đang xảy ra vấn đề tranh chấp đất đai gửi đến UBND cấp xã để giải quyết thỏa đáng và bảo vệ quyền, lợi ích của các bên liên quan trong quan hệ đất đai.
Để tránh những sai sót khi gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, người viết đơn cần chú ý một số vấn đề sau:
Ngoài mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi UBND xã thì một số mẫu đơn khác có liên quan bao gồm:
Việc khiếu nại đất đai có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua viết đơn gửi cơ quan có thẩm quyền. Đối với đơn khiếu nại đất đai phải ghi rõ thời gian khiếu nại, họ và tên, địa chỉ người khiếu nại và đơn vị bị khiếu nại.
Trong đơn cần nêu rõ nội dung và lý do khiếu nại. Đồng thời, hồ sơ cần phải có các loại giấy tờ liên quan đến nội dung khiếu nại để làm căn cứ giải quyết.
Mẫu đơn kiện tranh chấp đất đai do chủ thể trong tranh chấp hoặc người được uỷ quyền thực hiện gửi đến Toà án nhân dân cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi có đất tranh chấp để giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trong đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, người làm đơn cần trình bày đầy đủ sự việc tranh chấp trên mảnh đất đó theo trình tự thời gian. Thông tin bắt buộc phải chính xác, khách quan và minh bạch để đơn vị tiếp nhận đơn có cái nhìn tổng quan về các sự kiện.
Không chỉ tìm hiểu hồ sơ, mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi UBND xã theo đúng quy định pháp luật, chủ thể cũng cần tìm hiểu về quy trình giải quyết tranh chấp đất đai để chủ động trong việc nộp và theo dõi hồ sơ.
Dưới đây là quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được pháp luật quy định hiện nay:
Đầu tiên, khi có tranh chấp đất đai xảy ra, Nhà nước khuyến khích các chủ thể tự thương lượng hoà giải với nhau. Nếu hòa giải thành công thì tranh chấp sẽ kết thúc, còn giải quyết không thành thì nộp đơn yêu cầu giải quyết đến UBND xã.
Đây là thủ tục bắt buộc. Chủ tịch UBND xã sẽ phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Tổ trưởng tổ dân phố, Cán bộ địa chính địa phương,… hoặc tổ chức xã hội khác tại khu vực có đất tranh chấp để tổ chức hòa giải với các đương sự.
Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND xã tối đa là 45 ngày tính từ ngày chủ thể tranh chấp nộp đơn yêu cầu giải quyết.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp tham gia đầy đủ. Nếu một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì việc hòa giải được coi là không thành.
Trong trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND xã không thành thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
– Đối với trường hợp các chủ thể tranh chấp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì Toà án nhân dân sẽ thực hiện giải quyết.
– Đối với trường hợp các chủ thể không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ theo quy định thì đương sự có thể chọn một trong 2 cách:
+ Cách 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai lên UBND cấp huyện/tỉnh.
+ Cách 2: Khởi kiện tranh chấp đất đai lên Tòa án nhân dân cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Để nhanh chóng giải quyết tranh chấp, chủ thể cần lưu ý các giấy tờ, thủ tục sau khi làm hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai nộp lên Tòa án nhân dân:
Người khởi kiện nộp hồ sơ lên Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi có đất đang tranh chấp bằng 1 trong 3 hình thức sau:
– Tòa án yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu.
– Trường hợp hồ sơ đủ, người khởi kiện sẽ được thông báo nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế và mang biên lai nộp lại cho Tòa. Sau đó Tòa sẽ thụ lý.
Trên đây AnPhatLand đã cập nhật mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi UBND xã theo quy định mới nhất và các thủ tục, hồ sơ liên quan. Khi quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thì các đương sự cần nghiêm chỉnh chấp hành. Trong trường hợp các chủ thể không chấp hành theo quyết định thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thi hành.
HàLinh
Xem thêm:
Nhiều địa phương (Lạng Sơn, Kiên Giang, Đồng Nai) đã ban hành hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) áp...
Với những dự án nhà ở sinh viên không hiệu quả, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng ch...
Bên cạnh đề cao tính tiện dụng trong quá trình sinh hoạt, gia chủ mong muốn có một thiết kế nhà hiện...