Nghề môi giới là gì, hay môi giới bất động sản là gì?Nghề môi giới nói chung và môi giới bất động sản nói riêng vẫn đang là ngành nghề khá hot tại Việt Nam. Sở dĩ ngành này có nhu cầu cao như vậy là bởi môi trường làm việc năng động và cơ hội thu nhập hấp dẫn. Hãy cùng tìm hiểu về nghề môi giới bất động sản nhé!
Chắc hẳn, nhiều người đã từng nghe qua về nghề môi giới nhưng không thực sự hiểu được môi giới là gì và làm những gì. Người làm môi giới chính là trung gian giữa người bán và người mua, được ủy thác thực hiện các hoạt động mua bán dịch vụ.
Người môi giới cũng chỉ nhận nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tổ chức cho hai bên gặp mặt và ký kết hợp đồng nếu có chứ không dùng định danh cá nhân để tham gia vào việc ký kết hợp đồng hay chịu trách nhiệm về kết quả của buổi gặp mặt giữa hai bên đối tác.
Trong Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014 có quy định: “Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.”
Vậy người làm môi giới bất động sản là gì? Đây chính là công việc dùng kiến thức, kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực đất đai để tư vấn cũng như hỗ trợ cho khách hàng về các thủ tục mua bán cũng như pháp lý. Và quan trọng, người muốn làm trong lĩnh vực này phải có chứng chỉ hành nghề và làm ở một công ty tư vấn bất động sản rõ ràng.
Khác với “cò đất” chỉ là hình thức trung gian giới thiệu khách hàng bằng mánh khóe thì những chuyên viên môi giới bất động sản lại dùng kiến thức và tầm nhìn để đánh giá thị trường một cách khách quan nhất, mang đến cho khách hàng những thông tin về sản phẩm, đầu tư trong lĩnh vực địa ốc, hỗ trợ pháp lý khi giao dịch.
Xem thêm: Cò Đất Là Gì?
Nhân viên hay những chuyên viên bất động sản là những nhân tố quan trọng trong việc buôn bán và giao dịch nhà đất. Là những người sở hữu vốn kiến thức chuyên sâu, đa dạng cũng như khả năng ăn nói linh hoạt, khéo léo, họ sẽ đưa ra những tư vấn phù hợp cũng như đưa ra cái nhìn khách quan về thị trường nhà đất cho cả người bán và người mua.
Không chỉ vậy, các vấn đề về thủ tục pháp lý, các giấy tờ liên quan cũng được các nhân viên tư vấn bất động sản làm việc một cách nhanh nhẹn và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
Vậy thì công việc cụ thể mà một người môi giới bất động sản là gì?
Thứ nhất là tìm kiếm ngách và thông tin khách hàng. Điều này rất quan trọng trong việc phát triển và duy trì nghề nghiệp. Bởi khi bạn có một mạng lưới quan hệ khách hàng tốt thì khả năng thăng tiến cũng như duy trì mức lương ổn định sẽ cao hơn.
Thường thì các nhà môi giới bất động sản tìm kiếm khách hàng của mình bằng cách tham gia các buổi tọa đàm, hội thảo về kinh doanh hay thông qua các trang web về bất động sản, trang mạng xã hội như email, Facebook hay Zalo,…
Thứ hai là cung cấp các thông tin về dự án cho khách hàng. Muốn đưa ra những thông tin cụ thể, chính xác nhất đòi hỏi các chuyên viên môi giới nắm rõ được kiến thức về bất động sản cũng như phải nhanh nhạy với thị trường. Từ đó, người môi giới sẽ đưa ra được những tư vấn phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Thứ ba là chăm sóc khách hàng trước và sau khi thực hiện giao dịch mua hay bán nhà đất. Cần phải hỗ trợ khách hàng về các thủ tục giao dịch, bên cạnh đó cũng không quên theo dõi hỗ trợ khách hàng về sau để tạo ra tệp khách hàng trung thành, là đầu mối để tiếp cận với những hàng hàng mới.
Và cuối cùng chính là cùng công ty xây dựng và phát triển những chiến lược mới thu hút khách hàng tìm đến tư vấn.
Nếu muốn xác suất giao dịch thành công ở mức cao thì người môi giới cần phải có cho mình ngách khách hàng tiềm năng.
Cần phải lưu trữ thông tin khách hàng, lên kế hoạch khai thác và phân tích thị trường cũng như phân khúc khách hàng để bổ sung vào tệp khách hàng tiềm năng.
Khách hàng thường chia làm 2 đối tượng chính là người mua và người bán. Nhiệm vụ của người môi giới bất động sản đối với từng đối tượng cũng có sự khác nhau.
Người mua bất động sản | Môi giới biết được khách cần mua để định cư hay đầu tư kinh doanh, ngân sách tài chính là bao nhiêu, loại bất động sản đang quan tâm tới, có quan tâm tới phong thủy nhà đất hay không,… Từ đó đưa ra được các lựa chọn phù hợp. |
Người bán bất động sản | Môi giới cần tìm hiểu xem BĐS của khách hàng là chính chủ hay trung gian; biết được mức giá khách muốn bán khoảng bao nhiêu; nắm được tính pháp lý liên quan cũng như mức độ rủi ro của dự án. |
Trên thị trường cho thuê nhà đất, khách hàng của môi giới là người cho thuê và người thuê. Lúc này, nhiệm vụ của môi giới bất động sản cũng gần như tương ứng như với người bán và người mua.
Đa số khách hàng thường có tâm lý chung là “Mua với giá thấp nhất và bán với giá cao nhất” nên nhà môi giới cũng cần phải lưu tâm tới.
Với khách hàng muốn bán bất động sản, các nhà môi giới cần phải thể hiện được khả năng bán giá cao nhất trong thời gian ngắn để giữ được chân khách hàng. Muốn vậy, việc tìm hiểu kỹ thị trường là vô cùng cần thiết.
Còn đối với khách hàng là người mua, cần phải khéo léo để lựa chọn các loại bất động sản phù hợp với khả năng tài chính, đồng thời cũng phải đảm bảo mức giá ổn với bên bán.
Các nhà môi giới cần phải thực hiện hoạt động tiếp thị để hoạt động rao bán trở nên thuận lợi hơn. Đầu tiên là rao bán với tệp khách hàng đã được lưu lại trước đó. Bên cạnh đó, đăng thông tin lên website đăng tin bất động sản hay các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,… Hoặc tiếp thị trực tiếp tại các hội thảo cũng là một hình thức quảng cáo mang lại hiệu quả cao.
Người môi giới bất động sản cần phải chuẩn bị tài liệu cần thiết để buổi giao dịch diễn ra suôn sẻ. Kèm với đó là thái độ phục vụ phải nhiệt tình và cởi mở, chủ động xử lý các giấy tờ về pháp lý và theo dõi tiến độ thanh toán.
Khi kết thúc giao dịch, người môi giới cần theo dõi tiến trình thực hiện thỏa thuận, cần liên lạc với người bán và mua để theo dõi, thông báo về các thủ tục mỗi lần có đợt thanh toán.
Bên cạnh đó, cũng cần làm nhiệm vụ thu phí và hoàn tất quá trình giao dịch, có thể giới thiệu thêm về các dịch vụ của công ty và đánh giá thêm mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Cần phải thường xuyên liên lạc để duy trì mối quan hệ cũng như đảm bảo sự chuyên nghiệp trong công việc, giữ chân khách hàng trung thành.
Khi tìm hiểu môi giới là gì hay môi giới bất động sản là gì, bạn sẽ được nghe đến những loại phí như phí môi giới hay “tiền hoa hồng”. Theo đó, chi phí mà khách hàng thường phải bỏ ra khi sử dụng dịch vụ môi giới sẽ bao gồm phí thù lao và phí hoa hồng.
Đây là loại phí mà khách sẽ phải trả cho công ty, cá nhân môi giới trước khi thực hiện một cuộc giao dịch. Kể cả giao dịch không thành công thì phí này cũng sẽ không được hoàn trả. Còn nếu như giao dịch thành công, khoản phí này sẽ được trừ vào tiền hoa hồng. Lưu ý là khoản phí này có thể có hoặc không tùy theo thỏa thuận giữa người mua/ bán và nhân viên tư vấn, môi giới.
Đây là loại phí được coi như là nguồn thu nhập của người môi giới bất động sản. Khi ký kết hợp đồng, cả bên mua và bên bán đều phải thỏa thuận một khoản phí hoa hồng mà công ty bất động sản sẽ được hưởng. Khoản phí này thường dựa trên sự thương lượng giữa các bên, tuy nhiên thường được tính trên tỷ lệ phần trăm giá trị tài sản thực tế hoặc tỷ lệ chênh lệch phần trăm giá bán nhà đất.
Hiện nay, khoản phí hoa hồng thường rơi vào khoảng 1,2~5% cho mỗi một giao dịch thành công. Nếu bán được một bất động sản có giá trị khoảng 2 tỷ tức là người môi giới có thể thu về được vài chục triệu.
Tuy nhiên, để thu được mức phí hoa hồng như vậy, các nhà môi giới cũng cần phải bỏ ra rất nhiều chất xám từ lên kế hoạch tìm kiếm tệp khách hàng tiềm năng, tới marketing rao bán sản phẩm, thuyết phục và chăm sóc khách hàng,… Tất cả đều phải trải qua một khoảng thời gian nhất định mới mang lại thành quả.
Thường thì khách hàng sẽ tìm đến môi giới để nhờ tư vấn về những vấn đề khác nhau. Dưới đây là một số dịch vụ môi giới bất động sản khách hàng cần tư vấn:
Sau khi tìm hiểu môi giới là gì, hay cụ thể hơn là công việc của người làm môi giới bất động sản là gì, bạn có thể thấy được tiềm năng phát triển của nghề nghiệp này cũng như những lợi thế mà nó mang lại.
Được coi là một loại sản phẩm có giá trị cao nhất trong xã hội bởi phí hoa hồng rất cao. Và lương của môi giới cũng chủ yếu dựa vào phí hoa hồng này. Mức lương này so với các ngành nghề khác là khá cao và hoàn toàn xứng đáng với những nỗ lực mà nhà môi giới bỏ ra.
Nếu là một người ưa thích sự khám phá thì đây sẽ là một môi trường phù hợp với bạn. Bởi đối với nghề này, bạn sẽ phải thường xuyên lăn xả để cập nhật tin tức thị trường bất động sản. Đây cũng là nơi mà bạn học được những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như kỹ năng đàm phán, giao tiếp và thuyết phục.
Bạn sẽ có cơ hội được học hỏi từ sếp, đồng nghiệp hay chính những khách hàng mà bạn tiếp xúc, từ đó sẽ tích lũy được những kinh nghiệm đáng giá trong công việc, thúc đẩy sự nghiệp của bạn phát triển nhanh hơn.
Muốn thành công trong lĩnh vực bất động sản, bạn cần phải có mối quan hệ xã hội rộng. Và đây cũng chính là môi trường mang lại cho bạn nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều người như sếp, đồng nghiệp, khách hàng hay đối tác. Chính những mối quan hệ này sẽ là bước đạp để bạn tạo được sự thăng tiến trong sự nghiệp của mình.
Tuy nhiên, khi trở thành một người môi giới bất động sản, sẽ có những thách thức mà bạn cần phải vượt qua nếu muốn trụ vững trong nghề.
Ngày nay các dự án bất động sản xuất hiện càng nhiều, các dịch vụ môi giới theo đó cũng nhiều lên chính vì vậy mà thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Điều này gây khó khăn cho rất nhiều nhà môi giới trong việc tìm kiếm khách hàng của riêng mình. Nhiều người đã phải từ bỏ vì suốt nhiều tháng không tìm được dự án nào.
Nhiều người đến với nghề chỉ bởi cái duyên và không hề qua trường lớp đào tạo bài bản nào cả. Điều này rất dễ dẫn tới sự đào thải trong ngành. Nếu muốn trụ lâu hơn, bạn nên học thêm các khóa học nghiệp vụ, tự tìm tòi nâng cao năng lực chuyên môn cũng như kiến thức để có thể phát triển hơn trong lĩnh vực này.
Nếu muốn mang về nhiều dự án thì đây là kỹ năng cần thiết với mỗi nhà môi giới bất động sản. Đây là một kỹ năng “chăm sóc khách hàng đặc biệt” khi bạn phải nắm được điểm mấu chốt trong tâm lý khách hàng để có thể chốt được dự án nhanh hơn. Nhiều người tư vấn lan man, dài dòng không vào trọng tâm vì vậy mà gây nên tâm lý khó hiểu, hoang mang cho khách hàng. Hợp đồng từ đó cũng không được ký kết.
Tuy vậy nhưng nếu đảm bảo giảm thiểu được những rủi ro trong nghề, biến thách thức thành cơ hội thì bạn sẽ có cơ hội thành công trong lĩnh vực bất động sản đầy màu mỡ này.
Trên đây là những thông tin tổng quan nhằm giải đáp nghề môi giới bất động sản là gì. Mong rằng qua bài viết này bạn đã có cái nhìn khách quan hơn về nghề môi giới nói chung và môi giới bất động sản nói riêng.
Hà Linh
Xem thêm:
Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành Chương tình thực hành tiết kiệm, chống lãng...
UBND Tp.HCM vừa phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường, mức hỗ trợ đối với 3 dự án tr...
Mới đây, Cơ quan chức năng đã yêu cầu tạm dừng hoạt động dự án cao tầng Golden West cho đến khi hoàn...