Nhà Chữ L Có Ưu, Nhược Điểm Gì? 2 Cách Hóa Giải Phong Thủy Nhà Chữ L
Wiki

Nhà Chữ L Có Ưu, Nhược Điểm Gì? 2 Cách Hóa Giải Phong Thủy Nhà Chữ L

Lê Nhi

Nhà chữ L khá phổ biến ở Việt Nam do phù hợp với điều kiện về địa hình cũng như nhu cầu sinh hoạt của nhiều gia đình. Tuy nhiên, thiết kế nhà chữ L bị coi là chưa tối ưu về mặt phong thủy. Cùng tìm hiểu về ưu, nhược điểm của nhà chữ L, cách hóa giải phong thủy nhà chữ L và tham khảo những mẫu nhà chữ L đẹp năm 2023 nhé!

1. Thiết Kế Nhà Chữ L Có Ưu, Nhược Điểm Gì?

Ngoài những mẫu nhà hình vuông, nhà hình chữ nhật thì nhà chữ L cũng là kiểu thiết kế nhà ở phổ biến tại Việt Nam. Theo quan niệm truyền thống, một ngôi nhà vuông vắn, xây trên mảnh đất hình vuông hoặc hình chữ nhật sẽ mang đến sự cân bằng, thịnh vượng và hạnh phúc. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều gia đình sở hữu đất không vuông vắn, diện tích không đủ rộng thì thiết kế nhà chữ L là giải pháp phù hợp để tận dụng diện tích, tăng không gian sinh hoạt. Mặc dù vậy, nhà chữ L cũng khiến nhiều người băn khoăn do thiết kế này được cho là không tốt về mặt phong thủy. Vậy có nên xây nhà chữ L không? Hãy cùng phân tích kỹ hơn về ưu, nhược điểm của nhà chữ L nhé!

Ưu Điểm Của Nhà Chữ L

Ưu điểm nổi bật nhất của nhà chữ L chính là tiết kiệm diện tích, linh hoạt với nhiều địa thế, hình dạng đất, gia tăng diện tích sử dụng cho gia chủ. Nếu miếng đất của gia đình bạn không được vuông vắn, bạn có thể cân nhắc làm nhà chữ L, nương theo thế đất để bố trí các không gian sao cho vẫn đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của các thành viên.

Kiểu nhà chữ L sẽ giúp việc bố trí các phòng và không gian sinh hoạt bên trong được dễ dàng, linh hoạt hơn. Gia chủ có thể lựa chọn phương án thiết kế các phòng tách biệt các phòng với nhau ở 2 cạnh của hình chữ L, nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất trong kiến trúc của một ngôi nhà.

Nhà chữ L phù hợp với những miếng đất không vuông vắn, có thể mở rộng không gian sinh hoạt.

Một lợi thế khác của nhà chữ L đến từ chính phần được coi là khuyết thiếu, không cân bằng của mẫu nhà này. Tại vị trí góc thiếu của đất, bạn có thể thiết kế thành khuôn viên, tiểu cảnh trang trí cho ngôi nhà, góc thư giãn, đọc sách, nơi vui chơi cho trẻ nhỏ hoặc đơn giản nhất là tận dụng làm chỗ để xe. Đây đều là những cách đơn giản giúp “tăng điểm” cho ngôi nhà chữ L của bạn.

Nhược Điểm Của Nhà Chữ L

Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận, nhà chữ L tồn tại những nhược điểm có thể khiến các gia chủ băn khoăn, trong đó đa phần là về mặt phong thủy. Cụ thể, theo quan niệm phong thủy, nhà chữ L được coi là kiểu nhà bị khuyết một góc, mất cân bằng nên không tốt cho người ở. Bản đồ bát quái trong Phong thủy Bát Trạch chia ngôi nhà thành 8 hướng (phương vị), ứng với từng mặt trong đời sống của gia chủ, ví dụ như tiền tài, sức khỏe, gia đạo, con cái. Nhà chữ L bị khuyết ở góc nào thì sẽ ảnh hưởng tương ứng đến gia chủ.

Nhiều người cũng kiêng kị mẫu nhà chữ L vì chữ L giống hình con dao, được coi là điềm không lành. Đặc biệt, vị trí lưỡi dao được coi là đại hung, không nên bố trí phòng ốc để tránh ảnh hưởng xấu đến người ở. Ví dụ, nếu bố trí phòng ngủ của vợ chồng ở vị trí này thì cặp đôi khó hạnh phúc, hay tranh cãi, gặp các vấn đề về sức khỏe,… Mặc dù vậy, cần lưu ý đây chỉ là quan niệm truyền thống, chưa có bằng chứng xác thực.

Xét từ góc độ khoa học, nhà chữ L thường xây trên những mảnh đất không vuông vắn, gấp khúc, chiều ngang hẹp nên trong nhà thường thiếu ánh sáng, không gian ẩm thấp, thông khí kém. Môi trường sống không thông thoáng, các dòng năng lượng bị cản trở nên gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người ở. Tuy nhiên, nếu đất đủ rộng, thiết kế hợp lý thì nhà chữ L không phải là vấn đề.

2. Cách Hóa Giải Phong Thủy Xấu Cho Nhà Chữ L

Gia chủ coi trọng phong thủy có thể băn khoăn, nghi ngại với phương án xây nhà chữ L. Tin vui là vẫn có cách hóa giải phong thủy cho nhà chữ L để gia chủ yên tâm, không lo lắng về nơi an cư của gia đình mình. Dưới đây, AnPhatLand gợi ý 2 cách hóa giải thông qua thiết kế công năng và bố trí nội thất để gia chủ tham khảo, có thể áp dụng 1 trong 2 hoặc đồng thời cả 2 cách cho ngôi nhà của mình.

Hóa Giải Bằng Thiết Kế Công Năng

Đối với nhà chữ L, nhất là những ngôi nhà có chiều ngang hẹp, chiều dài tương đối lớn thì khi thiết kế cần tập trung vào vấn đề lấy sáng, thông gió. Một số giải pháp cụ thể:

  • Hệ thống cửa, bao gồm cửa chính, cửa sổ, ô thoáng,… phải bố trí ở vị trí phù hợp, bổ trợ cho nhau để ánh sáng và không khí có thể lưu thông tốt nhất, không bị cản trở. Nếu nhà ở hướng Bắc thì nên có tối thiểu 1 cửa sổ ở hướng Nam.
  • Nếu địa hình thực tế không thể bố trí được cửa hay cửa sổ, cần làm giếng trời hoặc khe thoáng để lấy sáng và thông khí.
Thiết kế nhà chữ L cần chú trọng giải pháp lấy sáng và thông gió.

Hóa Giải Bằng Cách Bố Trí Nội Thất

Gia chủ nên sắp xếp nội thất sao cho không gian nhà chữ L được chia thành 2 khối vuông, tạo điều kiện cho các dòng năng lượng luân chuyển thuận lợi trong không gian. Vì nhà chữ L được coi là khuyết góc nên nguyên tắc hóa giải chính là khuyết góc nào thì bổ sung ở đó. Cụ thể:

  • Đặt gương soi ở vị trí tường áp sát góc khuyết, sao cho ảnh của không gian trước gương được dẫn ra sau gương để bù đắp góc bị khuyết này.
  • Đặt chậu cây xanh lớn hoặc làm một khu tiểu cảnh ở vị trí góc khuyết, lấy lại sự cân bằng cho ngôi nhà chữ L.
  • Dùng tủ đứng, kệ trang trí thấp dưới 1m hoặc vách gỗ áp sát trần để phân chia không gian thành 2 khối vuông, tạo cảm giác vuông vắn cho ngôi nhà. Hạn chế sử dụng tủ, kệ quá cao, dễ khiến không gian bức bí hơn.

Ngoài ra, với mỗi góc bị khuyết trong ngôi nhà chữ L, ta có thể đặt vật phẩm phong thủy phù hợp tại góc đó để hóa giải, biến hung thành cát như sau:

  • Nhà khuyết góc Đông ảnh hưởng đến con trai trưởng trong gia đình. Hóa giải bằng cách trồng hoa hoặc treo hình uyên ương, treo chữ “Chấn”.
  • Nhà khuyết góc Đông Nam ảnh hưởng đến dương khí, nam gia chủ dễ gặp trắc trở. Hóa giải bằng cách treo hình rồng hoặc trồng hoa, cây cảnh.
  • Nhà khuyết góc Nam ảnh hưởng đến con gái nữ. Hóa giải bằng cách đặt tượng ngựa đá hoặc đồ chơi màu đỏ.
  • Nhà khuyết góc Tây Nam ảnh hưởng đến nữ gia chủ. Hóa giải bằng cách đặt đồ gốm hoặc ấm trà màu tím.
  • Nhà khuyết góc Tây ảnh hưởng đến con gái út, nên hóa giải bằng cách đặt tượng con gà bằng đồng tại đây.
  • Nhà khuyết góc Tây Bắc ảnh hưởng đến gia chủ là nam, nên đặt vật phẩm phong thủy là chó đá hoặc chó đồng.
  • Nhà khuyết góc Bắc ảnh hưởng đến con trai thứ, có thể hóa giải bằng bể cá, hồ cá.
  • Nhà khuyết góc Đông Bắc ảnh hưởng đến con trai út, hóa giải bằng cách đặt đồ sứ có hình mục đồng cưỡi trâu.
Thiết kế hồ cá kèm tiểu cảnh hóa giải phong thủy cho nhà chữ L khuyết góc Bắc.

3. Tham Khảo Mẫu Nhà Chữ L Đẹp 2023

Dưới đây là một số mẫu thiết kế nhà chữ L đẹp mới được cập nhật năm 2023 để bạn đọc tham khảo:

Nhà chữ L 2 tầng kết hợp phong cách truyền thống và hiện đại.
Nhà chữ L cấp 4 tiết kiệm chi phí, phù hợp với ngân sách của nhiều gia đình.
Thêm 1 mẫu nhà chữ L 1 tầng chi phí tiết kiệm
Nhà chữ L 1 tầng phong cách Nhật Bản.
Nhà chữ L mái bằng thiết kế vừa vặn với mảnh đất sâu, hẹp ngang.
Nhà chữ L 2 tầng mái Thái kết hợp sân vườn
Nhà chữ L 2 tầng mái bằng
This image has an empty alt attribute; its file name is biet-thu-2-tang-tan-co-dien-kieu-chu-l-2.jpg
Biệt thự dạng chữ L phong cách Tân cổ điển sang trọng
Mẫu nhà chữ L 3 tầng phong cách hiện đại.

Lan Chi

Xem thêm:

Related Posts
Thêm 3 địa phương ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2020Th12 14, 2024
Thêm 3 địa phương ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2020

Nhiều địa phương (Lạng Sơn, Kiên Giang, Đồng Nai) đã ban hành hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) áp...

TP.HCM chuyển căn hộ cao cấp tồn kho thành nhà ở xã hộiTh12 14, 2024
TP.HCM chuyển căn hộ cao cấp tồn kho thành nhà ở xã hội

Với những dự án nhà ở sinh viên không hiệu quả, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng ch...

Mẫu nhà phố 1 trệt 2 lầu có sân thượng với mặt tiền 3,5m được thiết kế theo phong cách hiện đạiTh12 14, 2024
Mẫu nhà phố 1 trệt 2 lầu có sân thượng với mặt tiền 3,5m được thiết kế theo phong cách hiện đại

Bên cạnh đề cao tính tiện dụng trong quá trình sinh hoạt, gia chủ mong muốn có một thiết kế nhà hiện...