Nhập trạch là gì? Gia chủ cần chuẩn bị những gì cho lễ cúng nhập trạch? Nhập trạch lấy ngày nào? Đây là những câu hỏi mà nhiều người đang quan tâm khi chuẩn bị chuyển đến nơi ở mới. Hãy cùng AnPhatLand giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết sau!
Trong từ điển Hán Việt, nhập trạch được giải nghĩa như sau: “nhập” là vào, “trạch” là nhà. Như vậy, nhập trạch hay còn gọi là lễ cúng về nhà mới, là một nghi lễ vô cùng quan trọng theo quan niệm của dân gian. Làm lễ cúng về nhà mới chính là khai báo với các vị quan đang cai quản khu vực đó về việc chủ nhà mới và gia đình của họ sẽ chuyển đến ở tại nơi làm lễ, mong các vị thần luôn phù hộ độ trì để gia định luôn hạnh phúc, ấm no.
Đồng thời, chủ nhà cũng mượn lễ nhập trạch để xin phép chuyển bàn thờ thổ địa tại ngôi nhà cũ đến nhà mới để tiếp tục mong được các vị thần phù hộ.
Đối với những gia chủ chưa dọn về nhà mới nhưng vẫn muốn cúng nhập trạch để có ngày giờ đẹp, thì gia chủ cần thực hiện đúng quy trình để đảm bảo ý nghĩa của ngày lễ nhập trạch.
Để chuẩn bị thật chu đáo cho buổi lễ nhập trạch, gia chủ có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:
Theo ý nghĩa tâm linh, ngày tốt sẽ hội tụ đủ 3 yếu tố sau: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Chọn được ngày giờ tốt để làm lễ về nhà mới sẽ mang đến cho gia chủ và các thành viên sự may mắn, sức khỏe và tiền tài.
Cách chọn ngày làm lễ cúng nhập trạch:
Ngày đại kỵ không nên nhập trạch:
Bên cạnh đó, khi làm lễ nhập trạch, các gia chủ cũng nên tránh ngày Tam Nương sát. Cụ thể là những ngày sau:
Chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà:
Trong phong thuỷ nhà ở, hướng nhà vô cùng quan trọng bởi nó tạo ra tương sinh & tương khắc. Sau đây là một số cách chọn ngày giờ nhập trạch theo hướng bạn nên lưu ý:
Mâm cúng nhập trạch nhà mới thường có mâm ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Đối với phong tục thờ cúng không có quy định rằng mâm cúng to thì sẽ được phù hộ độ trì nhiều hơn. Vậy nên, tùy vào điều kiện tài chính mà gia chủ sẽ mua sắm lễ sao cho phù hợp.
Khi tiến hành làm lễ nhập trạch, thường có 2 loại văn khấn sau: Văn khấn thần linh và Văn khấn gia tiên. Khi cúng, gia chủ nên đọc văn khấn thần linh trước, tiếp sau đó mới đến bài văn khấn gia tiên. Bài văn khấn giống như một lời xin phép thần linh để gia chủ được dọn vào ở ngôi nhà mới, mong muốn được sinh sống yên ổn và hạnh phúc. Khi đọc văn khấn, cần đọc tròn vành rõ chữ, cùng với đó là sự thành tâm.
Theo thủ tục nhập trạch vào nhà mới, dù là căn hộ chung cư, nhà riêng, hay biệt thự,… thì các thành viên trong gia đình khi bước vào nhà nên cầm theo một số đồ vật được xem là may mắn như là bếp dầu, 1 chiếc chổi mới, gạo, muối, vàng, tiền, nước,…
Sau đây sẽ là những bước thực hiện lễ nhập trạch:
Để lễ nhập trạch nhà mới diễn ra suôn sẻ, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
Có buộc phải ngủ lại nhà mới ngày nhập trạch không?
Theo chuyên gia phong thủy khuyên, một số quyết định trọng đại như việc động thổ, đổ mái, nhập trạch luôn được cân nhắc một cách nghiêm túc. Bước đầu tiên trong lễ cúng nhập trạch là chọn được ngày lành tháng tốt. Chỉ sau khi việc xây dựng hoặc sửa chữa được hoàn thành mới nên làm lễ nhập trạch. Tuy nhiên, quan niệm chủ nhà phải ngủ qua đêm ở nhà mới vào ngày nhập trạch là việc không bắt buộc.
Chuyển đồ trước khi nhập trạch có được không?
Câu trả lời là được! Nhập trạch là được tính từ thời điểm chủ nhà làm lễ nhập trạch. Vì thế, trước khi làm lễ cúng nhập trạch, chủ nhà hoàn toàn có thể lắp đặt hoặc là chuyển đồ đạc đến trước. Cuộc sống hiện đại và có nhiều điều bất ngờ sẽ mang con người đến với nhiều cách giải quyết linh động, vừa thuận tiện lại vừa hợp phong thủy.
Nhập trạch nhà mới có cần xem tuổi không?
Rất nhiều người cho rằng, việc dọn đến nhà chỉ đơn thuần là chúng ta dọn đến ở, do đó sẽ không cần xem tuổi để tránh mất thời gian. Tuy nhiên, quan niệm dân gian cho rằng, chọn ngày giờ thuận lợi để nhập trạch thì nên chọn ngày hợp với tuổi gia chủ. Vào một số ngày xấu như Dương Công Kỵ, Sát Chủ, Thọ Tử, Tam Nương, Nguyệt Kỵ,… thì các gia chủ nên tránh nhập trạch cho nhà mới.
Trên đây là những giải đáp về lễ nhập trạch là gì? Cách cúng nhập trạch như thế nào? Cũng như giải đáp các thắc mắc, câu hỏi khác liên quan đến nhập trạch. Phong tục và nghi lễ ở mỗi nơi mỗi khác, các bước thực hiện về lễ cúng nhập trạch nêu ở trên chỉ mang tính gợi ý, gia chủ có thể linh động theo như phong tục nơi mình đang sinh sống.
Thu Pham
Xem thêm
Hỏi: Tôi đang làm việc cho một công ty Hàn Quốc nhưng công ty này không có văn phòng đại diện tại Vi...
Hỏi: Thông tư 25 có nêu trường hợp trích đo địa chính thửa đất để thực hiện thủ tục đăng ký đất đai,...
Hỏi: Nhà tôi có mảnh đất thổ cư diện tích 400m2 thuộc vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội. Hiện chúng...