Phụ lục hợp đồng thuê nhà sẽ bao gồm những thông tin về bên cho thuê nhà và bên thuê nhà, nội dung hợp đồng thuê nhà, lý do và nội dung phụ lục hợp đồng và một số nội dung khác liên quan. Cùng tìm hiểu về phụ lục hợp đồng thuê nhà với những thông tin cập nhật mới nhất nhé!
Phụ lục hợp đồng là những thỏa thuận xác lập về việc bổ sung, diễn giải, thay đổi hoặc chấm dứt các nội dung của bản hợp đồng chính.
Căn cứ vào các thỏa thuận thực tế mà chủ thể của bản hợp đồng đó có thể ký thêm nhiều phụ lục hợp đồng để điều chỉnh lại hợp đồng chính đã được ký kết.
Phụ lục hợp đồng thuê nhà là văn bản kèm theo và là bộ phận không thể tách rời của bản hợp đồng thuê nhà, nhằm quy định về một số điều khoản hoặc bổ sung và sửa đổi hợp đồng thuê nhà.
Phụ lục hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải lập khi các bên giao dịch thuê và cho thuê nhà. Tuy nhiên, nếu trong hợp đồng thuê nhà chưa thỏa thuận cụ thể về vấn đề nào đó hoặc bên thuê/cho thuê nhà chỉ thỏa thuận bằng miệng mà không tiến hành lập phụ lục hợp đồng thì rất dễ gây ra những rủi ro không đáng có và rất có thể dẫn đến những tranh chấp sau này.
Xem thêm: Mẫu Hợp Đồng Thuê Nhà Ở Cá Nhân Đầy Đủ Nhất
Đây là những thỏa thuận giữa bên cho thuê nhà và bên thuê nhà, quy định chi tiết về những điều khoản trong hợp đồng thuê nhà chính.
Phụ lục hợp đồng thuê nhà cũng có hiệu lực như hợp đồng thuê nhà. Nội dung của phụ lục đó không được trái với nội dung chính của bản hợp đồng thuê nhà.
Phụ lục hợp đồng thuê nhà được chia làm hai loại:
Pháp luật Việt Nam không giới hạn về số lượng phụ lục hợp đồng thuê nhà. Tuy nhiên, không phải phụ lục hợp đồng thuê nhà nào cũng sẽ có giá trị sửa đổi, bổ sung cho hợp đồng chính. Phụ lục hợp đồng nào có nội dung trái ngược hoàn toàn với hợp đồng chính thì sẽ không có giá trị.
(1) Hợp đồng có nhiều loại, như: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác, hợp đồng lao động, hợp đồng thế chấp, hợp đồng góp vốn, hợp đồng thuê nhà… Chủ thể nên ghi rõ tên của hợp đồng, số hợp đồng (nếu có), ngày tháng lập ra hợp đồng.
Ví dụ: Hợp đồng kinh tế số 123/HĐKT lập ra ngày 01/01/2019 giữa Công ty A và Công ty B.
(2) Căn cứ tên hợp đồng là gì cũng như mục đích của bản hợp đồng đó để ghi rõ các bên tham gia giao kết.
Ví dụ: Nếu đó là bản hợp đồng thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bên A là bên thế chấp, bên nhận thế chấp sẽ là bên B.
Bên cạnh đó, ta căn cứ vào chủ thể của hợp đồng để có thể liệt kê cho chính xác các điều sau:
– Nếu chủ thể là cá nhân, thì nội dung như sau: Họ và tên, năm sinh, căn cước công dân/hộ chiếu, địa chỉ đăng ký hộ khẩu, địa chỉ để liên lạc, số điện thoại …
– Nếu chủ thể là tổ chức, pháp nhân: ghi rõ thông tin đăng ký kinh doanh (Mã kinh doanh, nơi cấp, ngày cấp đăng ký lần đầu, ngày nào thay đổi nội dung đăng ký, địa chỉ của trụ sở đó, người đại diện…) kèm theo thông tin về người đại diện.
(3) Nội dung chính của phụ lục hợp đồng:
– Trường hợp sửa đổi, bổ sung: ghi rõ ràng trước khi sửa đổi là gì và sau khi sửa đổi là gì.
– Trường hợp hủy bỏ điều khoản nào thì cũng phải ghi rõ là bỏ khoản nào, điều chỉnh khoản nào của hợp đồng chính.
Sau đây là mẫu phụ lục hợp đồng thuê nhà mới nhất được AnPhatLand cập nhật lại.
Tải Ngay: Mẫu phụ lục hợp đồng thuê nhà.
Trên đây là những thông tin mới nhất về phụ lục hợp đồng thuê nhà năm 2024 được AnPhatLand cập nhật từ các nguồn uy tín nhất. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.
Thu Pham
Xem thêm
NDC House tọa lạc ở quận 1, quận đô thị trung tâm thuộc TP.HCM. Ngôi nhà ống có tổng diện tích sử dụ...
Nhiều địa phương (Lạng Sơn, Kiên Giang, Đồng Nai) đã ban hành hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) áp...
Với những dự án nhà ở sinh viên không hiệu quả, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng ch...