Quy Định Về Quản Lý Đất Đai Tại Việt Nam Năm 2023
Wiki

Quy Định Về Quản Lý Đất Đai Tại Việt Nam Năm 2023

Lê Nhi

Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên đặc biệt và ngày càng trở nên quý giá bởi gắn với đời sống và phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Để đất đai được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, không thể không nhắc tới vai trò của việc quản lý đất đai.

1. Quản Lý Đất Đai Là Gì?

Như đã nói, đất đai là một trong những nguồn tài nguyên đặc biệt bởi nó gắn liền, thiết thân với đời sống hàng ngày của con người. Hầu hết các hoạt động sống của con người đều liên quan tới đất đai, chẳng hạn: ăn ở, đi lại, buôn bán, giao thương, sản xuất,…

Không chỉ con người mà rất nhiều sinh vật khác trên Trái Đất này đều cần có đất đai để sinh trưởng, phát triển. Thiếu đất đai, con người, động thực vật sẽ không có môi trường sống.

Mọi hoạt động trong đời sống con người đều liên quan tới đất đai
Mọi hoạt động trong đời sống con người đều liên quan tới đất đai

Vậy thì tại sao phải quản lý đất đai? Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng do là nguồn tài nguyên có nguồn gốc từ tự nhiên nên hầu hết đất đai không thể tự sinh thêm. Trong khi đó, dân số càng phát triển, những hoạt động sống của con người càng đa dạng, phong phú thì nhu cầu sử dụng đất lại càng cao.

Tuy nhiên, khi việc sử dụng, khai thác không được thực hiện một cách khoa học, nguồn tài nguyên này có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là bị hủy hoại. Đây chính là lý do ngành quản lý đất đai ra đời.

Quản lý đất đai thực hiện cả 2 nhiệm vụ gồm:

  • Quản lý việc sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên đất đai ở cả nông thôn lẫn thành thị.
  • Quản lý việc sử dụng đúng với mục đích của từng loại đất, đồng thời duy trì và phát triển chất lượng đất, tránh các hiện tượng như: lãng phí tài nguyên, khai thác cạn kiệt, bỏ hoang hoặc sử dụng không hiệu quả,…

Tại Việt Nam, đây là nguồn tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, trong đó, Nhà nước đại diện chủ sở hữu, đồng thời cũng là cơ quan thống nhất quản lý. 

Để thực hiện hoạt động quản lý này, Nhà nước ban hành các điều luật, giấy tờ quy định về sử dụng, khai thác, quy hoạch, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng, xử lý các tranh chấp liên quan hoặc các khiếu nại, tố cáo liên quan tới đất đai,…

Thông qua các cơ quan có thẩm quyền, các điều luật, quy định sẽ được thực hiện một cách khoa học, hợp lý, không chỉ đảm bảo quyền sở hữu nhà nước về đất đai mà còn tạo thuận lợi cho mọi hoạt động của công dân liên quan tới lĩnh vực này, như hoạt động mua bán nhà đất.

Quản lý đất đai được giải quyết trên cơ sở pháp luật
Các vấn đề thuộc đất đai được giải quyết trên cơ sở pháp luật

2. Quản Lý Đất Đai Là Làm Gì?

Mặc dù đã biết được khái niệm quản lý đất đai là gì, tuy nhiên, không ít người vẫn băn khoăn cụ thể công tác quản lý đất đai là làm những gì. Trong Luật Đất đai năm 2013 đã quy định nhà nước quản lý đất đai với các nội dung cụ thể gồm:

  • Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật liên quan tới việc quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời lập kế hoạch tổ chức thực hiện những văn bản này.
  • Xác định, lập hồ sơ, về nội dung quản lý địa giới hành chính và bản đồ địa giới hành chính.
  • Điều tra, đánh giá về thực trạng, hiệu quả của việc sử dụng đất, lập kế hoạch, quản lý sử dụng đất trong năm hoặc trong một thời kỳ nhất định.
  • Thành lập, xây dựng các bản đồ về kế hoạch quản lý, sử dụng đất đai phù hợp với thực tiễn tại địa phương, quy hoạch các khu dân cư hoặc đô thị.
  • Thực hiện các công việc liên quan tới hành chính về đất đai, chẳng hạn: công nhận quyền sử dụng đất, giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tập thể trong sử dụng đất, chỉnh lý, cập nhật hồ sơ, giấy tờ liên quan tới địa chính, lập các phương án, kế hoạch bồi thường đất, tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng, cho thuê, chuyển nhượng,…
  • Giải quyết các tranh chấp của cá nhân hoặc tổ chức có liên quan tới đất đai.
  • Quản lý giá đất, xây dựng hệ thống thông tin về đất đai, giáo dục, phổ biến pháp luật đất đai.
  • Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng, phục hồi đất.
Kiểm soát việc sử dụng đất đúng mục đích là nhiệm vụ của công tác quản lý
Kiểm soát việc sử dụng đất đúng mục đích là nhiệm vụ của công tác quản lý

3. Cơ Quan Thực Hiện Việc Quản Lý Đất Đai Của Địa Phương

Việc quản lý đất đai được thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước, tạo thành một bộ máy thống nhất, có phân cấp, phân quyền cụ thể từ trung ương tới địa phương. Trong đó, ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở địa phương cụ thể như sau:

  • Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Sở Tài nguyên và Môi trường.
  • Ở cấp thấp hơn gồm huyện, quận, thị xã hoặc thành phố trực thuộc địa phương là Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác quản lý đất đai cấp xã với một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

  • Thực hiện quản lý đối với quỹ đất công ích hoặc đất chưa được sử dụng.
  • Thực hiện xác định nguồn gốc hoặc tình trạng đất đai.
  • Xử lý một số vi phạm hành chính hoặc hòa giải khi có tranh chấp đất đai.
  • Đối với các thủ tục hành chính liên quan tới đất đai, cấp xã có thể tham gia thực hiện một số công đoạn nhất định, chẳng hạn: thu thập tài liệu, thẩm tra, xác minh về nguồn gốc đất,…

Theo quy định của pháp luật, trên website quản lý đất đai của địa phương sẽ công khai các thông tin, chẳng hạn như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm cấp huyện, thông tin bảng giá đất cấp tỉnh,… Đồng thời, người dân khi có nhu cầu có thể yêu cầu được cung cấp các thông tin này.

Kế hoạch sử dụng đất là thông tin công khai của địa phương
Kế hoạch sử dụng đất là thông tin công khai của địa phương

Với những nội dung chính về quản lý đất đai mà AnPhatLand đã chia sẻ, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình làm các thủ tục hành chính liên quan. Đừng quên theo dõi tiếp các bài viết trên chuyên mục Wiki BĐS để không bỏ lỡ những kiến thức hay, kinh nghiệm mua bán nhà đất, mẹo vặt trang trí nhà cửa, làm đẹp không gian sống.

Hà Linh

Xem thêm:

Related Posts
Mẫu nhà phố 1 trệt 2 lầu có sân thượng với mặt tiền 3,5m được thiết kế theo phong cách hiện đạiTh12 14, 2024
Mẫu nhà phố 1 trệt 2 lầu có sân thượng với mặt tiền 3,5m được thiết kế theo phong cách hiện đại

Bên cạnh đề cao tính tiện dụng trong quá trình sinh hoạt, gia chủ mong muốn có một thiết kế nhà hiện...

FITIN 3D Pro – Công nghệ đã thay đổi trải nghiệm thiết kế nội thất như thế nào?Th12 14, 2024
FITIN 3D Pro – Công nghệ đã thay đổi trải nghiệm thiết kế nội thất như thế nào?

Thiết kế nội thất cho căn nhà luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia chủ để có một không gian sống...

5 cách đơn giản xử lý nhà vệ sinh phạm phong thủyTh12 14, 2024
5 cách đơn giản xử lý nhà vệ sinh phạm phong thủy

Nhà vệ sinh trong nhà ở, đặc biệt là căn hộ chung cư thường phạm phong thủy do đã được bố trí sẵn ho...