Những Rủi Ro Khi Mua Nhà Ở Xã Hội Qua Hình Thức Ủy Quyền, Lập Vi Bằng
Wiki

Những Rủi Ro Khi Mua Nhà Ở Xã Hội Qua Hình Thức Ủy Quyền, Lập Vi Bằng

Lê Nhi

Đâu là những rủi ro khi mua nhà ở xã hội không theo đúng quy định? Các hình thức mua nhà ở xã hội thông qua hợp đồng ủy quyền, lập vi bằng có rủi ro pháp lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Rủi Ro Khi Mua Nhà Ở Xã Hội Qua Hình Thức Ủy Quyền

Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở dành cho người thu nhập thấp, gặp khó khăn về chỗ ở cũng như các đối tượng ưu tiên khác. Để đảm bảo chính sách nhà ở xã hội hỗ trợ đúng đối tượng, người mua nhà ở xã hội sử dụng đúng mục đích ở, tránh đầu cơ kiếm lời, pháp luật có những quy định riêng đối với loại nhà ở này. Cụ thể, người mua nhà ở xã hội phải thuộc đúng nhóm đối tượng được mua nhà ở xã hội, đáp ứng các quy định về điều kiện, thủ tục và không được chuyển nhượng trong vòng 5 năm kể từ ngày bàn giao (ngoại trừ trường hợp chuyển nhượng cho người cũng là đối tượng được mua nhà ở xã hội).

Tham khảo thông tin về đối tượng, điều kiện mua nhà ở xã hội TẠI ĐÂY.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người không thuộc đối tượng được mua theo quy định, không đủ điều kiện xét duyệt mua nhà ở xã hội nên đã tìm cách mua lại từ chủ nhà thông qua hình thức hợp đồng ủy quyền.

Vậy hợp đồng ủy quyền có giá trị pháp lý không? Đâu là những rủi ro khi mua nhà ở xã hội thông qua hợp đồng ủy quyền?

Điều 562 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Thực chất, hợp đồng ủy quyền và hợp đồng mua bán nhà hoàn toàn khác nhau về bản chất, nội dung, hậu quả pháp lý; về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Theo hợp đồng ủy quyền, bên mua – tức người được ủy quyền chỉ là nhân danh bên có nhà ở thực hiện việc quản lý, sử dụng nhà mà không thực hiện việc quan trọng nhất là chuyển quyền sở hữu nhà ở từ bên bán cho bên mua. Chính vì lẽ đó, việc mua bán nhà bằng hợp đồng ủy quyền là không đủ cơ sở pháp lý, không được pháp luật bảo vệ.

Rủi ro khi mua nhà ở xã hội bằng Hợp đồng ủy quyền: Cẩn thận mất trắng!

Điều 569 Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định rằng bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền, chỉ cần thông báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian nhất định và chi trả thù lao cho bên bạn nếu là hợp đồng ủy quyền có thù lao. Nhiều trường hợp bên bán đổi ý, không thực hiện đúng như giao ước, sau 5 năm có thể không phối hợp làm thủ tục sang nhượng hoặc đòi thêm tiền. Trong trường hợp xấu nhất, nếu người bán tử vong, người mua không thể tự giải quyết các thủ tục, có thể mất trắng số tiền mua nhà, cũng không thể kiện hay đòi quyền lợi vì chính họ đã vi phạm pháp luật về nhà ở xã hội ngay từ đầu.

Rủi Ro Khi Mua Nhà Ở Xã Hội Thông Qua Lập Vi Bằng

Bên cạnh hợp đồng ủy quyền thì có một hình thức “lách luật” để mua lại nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm là mua thông qua lập vi bằng.

Điều 2 – Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thực do cơ quan thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Lập vi bằng khi mua bán nhà đất là hình thức giao dịch không được pháp luật công nhận, không có giá trị pháp lý như một hợp đồng mua bán nhà ở xã hội đã được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền.

Giao dịch mua bán nhà ở xã hội là một dạng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, chỉ có giá trị khi hai bên cùng tuân thủ. Trong trường hợp một trong hai bên xảy ra tranh chấp, đa phần người mua sẽ phải chịu thiệt thòi vì đây không phải là giao dịch bảo đảm, được pháp luật bảo vệ.

Tóm lại, việc chuyển nhượng nhà ở xã hội không đúng quy định tiềm ẩn nhiều rủi ro về pháp lý. Để tránh những rủi ro khi mua nhà ở xã hội, người dân cần lưu ý tuân thủ đúng các quy định về đối tượng, điều kiện mua nhà ở xã hội và thời hạn được giao dịch theo cơ chế thị trường là sau 5 năm. Mọi hình thức “lách luật” đều phải đối mặt với những rủi ro thiệt hại tiền của và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Lan Chi

Xem thêm:

Chia sẻ:
Related Posts
Ngắm căn hộ phong cách Scandinavian mang sắc xanh oliu dịu mát giữa trưa hè oi ảTh12 15, 2024
Ngắm căn hộ phong cách Scandinavian mang sắc xanh oliu dịu mát giữa trưa hè oi ả

Căn hộ mang cách Scandinavian không chỉ mang nét mộc mạc, đơn giản mà còn tinh tế trong từng chi tiế...

Người mua phải làm gì khi chủ đầu tư chậm bàn giao nhà?Th12 15, 2024
Người mua phải làm gì khi chủ đầu tư chậm bàn giao nhà?

Hiện nay, việc chủ đầu tư không bàn giao nhà theo thời hạn cam kết diễn ra khá phổ biến. Khi rơi vào...

Chuyên gia chỉ cách xác định cơ hội đầu tư bất động sản hậu Covid-19Th12 15, 2024
Chuyên gia chỉ cách xác định cơ hội đầu tư bất động sản hậu Covid-19

Giữa thời buổi khó khăn bủa vây vì đại dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư bất động sản vẫn tìm kiếm cơ...