Sinh Viên Ở Trọ Cần Những Gì? Checklist 9 Nhóm Vật Dụng Thiết Yếu Khi Ở Trọ
Wiki

Sinh Viên Ở Trọ Cần Những Gì? Checklist 9 Nhóm Vật Dụng Thiết Yếu Khi Ở Trọ

Lê Nhi

Ở trọ cần những gì? Sinh viên ở trọ cần sắm sửa những vật dụng nào để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập xa nhà? Xem ngay checklist 9 nhóm vật dụng cần thiết khi ở trọ đầy đủ nhất trong bài viết này nhé!

Bước vào giảng đường đại học cũng là lúc nhiều bạn trẻ lần đầu tách khỏi gia đình, tìm phòng trọ ở riêng. Nhiều tân sinh viên thắc mắc ở trọ cần những gì, phải sắm sửa những đồ dùng nào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt, học tập,… Nếu đây cũng là băn khoăn của bạn thì hãy cùng tham khảo danh sách đồ dùng cá nhân cho sinh viên ở trọ dưới đây nhé!

Ở trọ cần những gì là thắc mắc của nhiều bạn tân sinh viên. Ảnh: Sức khỏe đời sống

Sinh Viên Ở Trọ Cần Mua Những Gì?

Đáp án cho câu hỏi sinh viên ở trọ cần những gì tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nhà trọ, phòng trọ cho thuê là phòng trống hay phòng đầy đủ nội thất; là phòng tách biệt hay phòng dạng ký túc xá, sleepbox; người thuê ở một mình hay ở ghép với người khác,… Nếu bạn tìm phòng trọ 1 người ở, thắc mắc ở trọ 1 mình cần những gì thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn checklist vật dụng cần mua đầy đủ nhất. Còn nếu thuê phòng full đồ hoặc ở ghép, bạn có thể kiểm tra nhanh xem phòng trọ đã có gì, còn thiếu gì để mua.

Xem thêm: Tìm Phòng Trọ Nhỏ 1 Người Ở Cần Lưu Ý Những Gì?

1. Ổ Khóa Phòng Trọ

Dù ở nhà của mình hay đi ở trọ thì an ninh cũng là tiêu chí được nhiều người đặt lên hàng đầu. Ngay sau khi nhận bàn giao phòng trọ từ chủ nhà, một trong những việc đầu tiên bạn nên làm là thay ổ khóa mới cho phòng trọ để đảm an toàn cho bản thân và tài sản của mình, đồng thời tránh nguy bị bị xâm phạm quyền riêng tư. Với ổ khóa có sẵn ở phòng trọ, bạn có thể trả luôn cho chủ nhà hoặc tạm giữ lại, đến khi chuyển đi thì bàn giao cho chủ nhà khóa phòng lại. Bạn nên chọn ổ khóa loại tốt, không nên tiếc tiền mua những loại rẻ tiền, chất lượng kém, dễ bị trộm phá khóa.

Nên chọn ổ khóa chất lượng tốt để tăng cường an ninh cho phòng trọ của bạn. Ảnh: Khoavantaythetu

2. Chăn, Ga, Gối, Đệm

Ai cũng biết giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi ở trọ xa nhà, bạn phải tự chăm sóc bản thân từ bữa ăn đến giấc ngủ. Hãy chuẩn bị một bộ chăn, ga, gối, đệm (nệm) cho riêng mình để có những giấc ngủ ngon, thoải mái nhất, giúp cơ thể tái tạo năng lượng mỗi ngày.

3. Tủ Quần Áo, Móc Treo Quần Áo

Tủ, giá và móc treo quần áo là những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Nếu phòng trọ đủ rộng rãi, bạn hãy mua tủ quần áo để tiện treo trang phục, phụ kiện của mình. Bạn có thể tìm những loại tủ ghép, có thể tháo lắp mỗi khi chuyển phòng trọ. Trong trường hợp phòng trọ diện tích nhỏ, bạn có thể dùng giá treo để tiết kiệm không gian.

4. Bàn Học, Giá Sách

Học tập là nhiệm vụ chính của sinh viên, vì vậy bạn hãy chuẩn bị chu đáo cho góc học tập của mình. Bàn học và giá/kệ sách là những đồ vật cần có khi sinh viên ở trọ. Tùy vào điều kiện và không gian, bạn có thể mua bàn học kích thước rộng rãi như ở nhà hay các loại bàn mini, bàn gấp tiện lợi. Giá hoặc kệ sách cũng rất cần thiết để bạn sắp xếp sách vở gọn gàng và tiết kiệm thời gian tìm kiếm mỗi khi sử dụng.

Góc học tập xinh xắn với bàn học và giá sách gắn tường. Ảnh: HomeDecor

5. Quạt Điện

Chiếc quạt điện là vật dụng tối cần thiết vào những ngày nắng nóng. Tùy điều kiện kinh tế, có những bạn sinh viên lựa chọn lắp điều hòa/máy lạnh hoặc quạt điều hòa hơi nước để có không gian mát mẻ, thoải mái nhất. Còn lại phần lớn sinh viên sắm quạt điện vì chi phí thấp hơn và tiện mang theo khi chuyển trọ.

6. Nhóm Vật Dụng Vệ Sinh Cá Nhân

Dù ở phòng trọ loại nào, ở một mình hay ở ghép thì mỗi người đều cần các vật dụng vệ sinh cá nhân. Dưới đây là gợi ý các vật dụng cơ bản nhất cần có:

  • Khăn mặt, khăn tắm
  • Bàn chải, kem đánh răng
  • Gương, lược
  • Dầu gội, dầu xả, sữa tắm/xà phòng tắm
  • Mỹ phẩm, đồ chăm sóc cơ thể
  • Chậu rửa mặt, chậu tắm, xô

7. Nhóm Vật Dụng Nhà Bếp

Tự nấu ăn sẽ giúp sinh viên chủ động trong sinh hoạt hàng ngày, lại đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm chi phí hơn so với đi ăn ngoài. Trừ một số trường hợp như phòng trọ kiểu ký túc xá không cho phép nấu ăn tại phòng, bạn nên chuẩn bị các vật dụng nhà bếp để có thể tự nấu cho mình những bữa ăn ngon, đủ dinh dưỡng nhé!

Sinh viên tự nấu ăn sẽ đảm bảo cho sức khỏe và tiết kiệm chi phí hơn ăn ngoài. Ảnh: Nội Thất Xinh

Nhóm vật dụng nhà bếp cơ bản gồm:

  • Bếp: có thể chọn bếp ga, bếp điện, bếp từ hay bếp hồng ngoại. Các loại bếp từ, bếp điện an toàn hơn bếp ga nhưng nếu mất điện thì không sử dụng được.
  • Nồi cơm điện: chọn loại nồi dung tích nhỏ nhưng chất lượng đảm bảo để dùng bền hơn, không nên chọn các loại nồi giá rẻ, chất lượng kém.
  • Ấm siêu tốc: đun nước uống hàng ngày, pha cà phê, pha mì, pha bột ngũ cốc, đun nước tắm trong trường hợp phòng không có bình nóng lạnh hoặc bị hỏng đột ngột.
  • Dao, kéo, thớt
  • Xoong, nồi, chảo
  • Rổ, rá,…
  • Bát, tô, cốc, đũa, thìa,…
  • Gia vị: mắm, muối, mì chính, hạt nêm, dầu ăn, hành, tỏi,…

8. Nhóm Vật Dụng Lau Dọn, Vệ Sinh

Dù là phòng trọ, có thể không ở lâu dài nhưng bạn cũng cần chăm chút cho không gian sinh hoạt, học tập của mình, tối thiểu phải đảm bảo sự gọn gàng, sạch sẽ. Các vật dụng cơ bản cho việc lau dọn, vệ sinh phòng trọ gồm:

  • Chổi
  • Cây lau nhà
  • Đồ hót rác
  • Bàn chải, chổi cọ toilet
  • Giấy vệ sinh
  • Nước rửa bát, xà phòng/nước giặt, nước xả vải, nước lau nhà,…
Phòng trọ cũng cần được lau dọn, giữ vệ sinh như ở nhà. Ảnh: HomeCC

9. Một Số Vật Dụng Khác

Ngoài các nhóm vật dụng đã liệt kê phía trên, sinh viên thuê nhà trọ, phòng trọ có thể cần một số đồ dùng khác phục vụ sinh hoạt hàng ngày nhưng mức độ ưu tiên, thiết yếu thấp hơn. Bạn có thể cân nhắc mua những vật dụng dưới đây nếu thấy phù hợp với nhu cầu và tài chính:

  • Bàn trà/cà phê
  • Tủ lạnh
  • Quạt sưởi (nếu ở miền Bắc, miền Trung)
  • Quạt tích điện (phòng trường hợp mất điện)
  • Tủ/giá để giày, dép
  • Máy sấy tóc
  • Bàn là

Những Lưu Ý Cần Nhớ Dành Cho Sinh Viên Ở Trọ

Như vậy là bạn đã biết ở nhà trọ cần mua những gì, đâu là những vật dụng thiết yếu nhất cho cuộc sống thuê trọ. Dưới đây là một số kinh nghiệm thuê trọ hữu ích cho sinh viên, đặc biệt là những bạn trẻ lần đầu sống xa nhà:

Đề cao cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo phòng trọ: tìm phòng trọ tại những nền tảng, website uy tín như AnPhatLand; tuyệt đối không đặt cọc trước khi đến xem tận nơi và xác nhận chính chủ cho thuê phòng; đọc kỹ nội dung trước khi ký Hợp đồng thuê nhà; yêu cầu chủ trọ viết Giấy biên nhận tiền cọc,…

Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy định của phòng trọ: Theo quy định của Luật Cư trú 2020, người thuê nhà phải đăng ký tạm trú. Để tránh bị phạt, ngay sau khi chuyển đến ở trọ, bạn nên thực hiện đăng ký tạm trú càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng cần tuân thủ các nội quy, quy định tại khu trọ như quy định phòng cháy chữa cháy, quy định về giờ giấc đóng cổng,…

Người dân có thể đăng ký tạm trú online trên cổng Dịch vụ công quốc gia.

Xem thêm: Cách Đăng Ký Tạm Trú Online Cho Người Thuê Nhà

Lưu ý để không bị mất cọc khi chuyển đi: Khi có kế hoạch chuyển trọ, bạn cần thông báo trước với chủ trọ theo đúng thỏa thuận nếu có, hoặc ít nhất 1 tháng trong trường hợp không có thỏa thuận trước. Tại thời điểm chuyển đi, bạn nên dọn dẹp phòng trọ, bàn giao phòng cho chủ trọ ở trạng thái gọn gàng, sạch sẽ. Nếu cẩn thận hơn, bạn nên chụp lại tình trạng căn phòng tại thời điểm dọn vào ở để làm căn cứ đối chiếu sau này, tránh bị chủ nhà “bắt chẹt” để chiếm cọc, trừ cọc vô lý.

Rời xa gia đình đi ở trọ là những bước đi đầu tiên trên hành trình tự lập, trưởng thành của các bạn sinh viên. Hy vọng rằng bài viết này đã giải đáp thắc mắc sinh viên ở trọ cần những gì, giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống ở trọ sắp tới. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của chúng tôi để không bỏ qua những thông tin hữu ích dành cho bạn trẻ cũng như bất cứ ai trên hành trình đến với ngôi nhà mơ ước!

Nếu là chủ nhà đang có nhu cầu cho thuê nhà, hãy tận dụng ngay chương trình ưu đãi dành Tặng 10 Tin thường cho thuê mỗi tháng cho toàn bộ khách hàng. Tin thường cho thuê miễn phí được áp dụng cho mọi thời gian hiển thị, bao gồm 10 ngày, 15 ngày, 30 ngày, áp dụng từ nay đến hết 31/12/2023.

Chi tiết chương trình ưu đãi xem tại đây. Hoặc liên hệ hotline 19001881 để được hỗ trợ.

Lan Chi

Xem thêm:

Related Posts
Tôi mua được nhà to ở Sài Gòn nhờ 3 lần đổi nhàTh09 20, 2024
Tôi mua được nhà to ở Sài Gòn nhờ 3 lần đổi nhà

Để sở hữu một căn nhà khang trang giữa lòng Sài Gòn với số vốn ít ỏi chỉ vài trăm triệu đồng dường n...

Tuổi Canh Ngọ (1990) có nên xây nhà hướng Tây Bắc không?Th09 20, 2024
Tuổi Canh Ngọ (1990) có nên xây nhà hướng Tây Bắc không?

Hỏi: Vợ chồng em hiện có lô đất muốn làm nhà hướng Tây Bắc (vuông góc 90 độ), theo em biết là không...

Bắc Ninh mở rộng diện tích đô thị Phố Mới và phụ cận lên 15.511haTh09 20, 2024
Bắc Ninh mở rộng diện tích đô thị Phố Mới và phụ cận lên 15.511ha

Theo quy hoạch được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt, 3 xã Chi Lăng, Yên Giả, Hán Quảng được bổ sung vào...