Sổ đỏ đứng tên 2 người theo quy định năm 2024 như thế nào? Vợ đứng tên sổ đỏ, chồng có quyền gì không? Người đứng tên sổ đỏ có quyền tự quyết hoàn toàn về BĐS mà không cần chia đều cho người khác nếu có liên quan hay không? Tất cả sẽ được giải đáp dưới đây.
Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì sổ đỏ phải ghi đầy đủ tên của những người chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 1 sổ; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một sổ và trao cho người đại diện.”
Như vậy, theo nguyên tắc trên, nếu mảnh đất có nhiều người cùng chung quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi đủ tên của những người chung quyền. Có nghĩa là, pháp luật Việt Nam không giới hạn cụ thể là bao nhiêu người được đứng tên trên sổ đỏ. Dù số người có chung quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là một danh sách dài thì trên sổ đỏ cũng phải được liệt kê đầy đủ.
Xem thêm: Mất Sổ Đỏ Có Làm Lại Được Không? Thủ Tục 4 Bước Cấp Lại Nhanh Chóng
Khi 2 người là vợ chồng hợp pháp
Theo khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP: vợ chồng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu muốn thay đổi từ 1 người thành 2 người đứng tên trong sổ đỏ.
Khi 2 người không phải là vợ chồng nhưng bỏ tiền chung để mua đất hoặc được thừa kế chung,…
Lưu ý, quyền hạn của 2 người đều như nhau, mọi quyết định bán nhà hoặc đất và tài sản gắn liền với nó đều phải được sự đồng ý của 2 bên.
Đới với người nộp hồ sơ
Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ
Trường hợp 2 người là vợ chồng:
Trường hợp 2 người không phải vợ chồng:
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bạn nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện hoặc bộ phận 1 cửa.
Nếu bộ hồ sơ không đầy đủ hoặc hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận & xử lý hồ sơ sẽ gửi thông báo và hướng dẫn bạn nộp hồ sơ bổ sung và hoàn chỉnh bộ hồ sơ (tối đa 03 ngày).
Đối với văn phòng đăng ký đất đai
Nhà đất được cấp giấý chứng nhận quyền sử dụng đứng tên 2 người, đó cũng chính là tài sản được pháp luật Việt Nam cho phép sử dụng để thế chấp cho ngân hàng. Nhưng việc thế chấp này chỉ thực hiện được nếu tài sản và giao dịch thế chấp của bạn thỏa mãn các điều kiện luật định.
Pháp luật đất đai Việt Nam không quy định hay phân biệt tuổi tác được đứng tên sổ đỏ. Pháp luật quy định: người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì được Nhà nước cấp sổ đỏ.
Sau khi hoàn tất các thủ tục ký kết hợp đồng mua bán nhà đất, thừa kế, tặng cho… tại văn phòng công chứng, lúc này 2 bên sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ để xin đứng tên sổ đỏ 1 mình, hồ sơ bao gồm:
Sau khi đầy đủ giấy tờ; thủ tục xin cấp sổ đỏ đứng tên 1 người như sau:
Căn cứ theo Điều 166, Luật Đất đai 2013, người đứng tên sổ đỏ có quyền lợi sau:
Có thể nói, người đứng tên sổ đỏ có các quyền của chủ sở hữu tài sản là BĐS, gồm: Sử dụng và định đoạt như thế nào (mua bán, cho thuê nhà đất, chuyển nhượng,…) theo quy định của pháp luật.
Trường hợp 01: Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ
Nếu như quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đó thuộc sở hữu riêng của vợ thì đương nhiên người chồng sẽ không có quyền gì đối với mảnh đất và tài sản gắn liền với thửa đất đó.
Sổ đỏ cũng do người vợ toàn quyền quyết định (nhưng không trái với quy định pháp luật, không gây thiệt hại, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của những người khác) và người chồng sẽ không có quyền lợi gì ở đây.
Chính vì thế, sổ đỏ chỉ đứng tên người vợ và quyền sử dụng đất tương ứng là tài sản riêng của người vợ thì người vợ có quyền cho, bán, cầm cố,… đối với quyền sử dụng đất của mình và không cần phải có chữ ký đồng ý của chồng.
Trường hợp 02: Quyền sử dụng đất là tài sản chung của 2 vợ chồng
Tuy người vợ đứng tên sổ đỏ, nhưng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất lại là tài sản chung. Do đó, người chồng cũng có quyền sử dụng và định đoạt như người vợ. Hay nói cách khác, người chồng vẫn có quyền thỏa thuận với người vợ trong việc chuyển nhượng hay cho thuê, được hưởng lợi ích từ thửa đất hay nhà ở đó.
Chính vì thế, nếu chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho 1 bên khác, yêu cầu phải có chữ ký cả 2 vợ chồng thì hợp đồng mua bán mới có hiệu lực pháp lý, trừ trường hợp người vợ có văn bản ủy quyền cho người chồng thực hiện thay. Nếu đó là tài sản chung, mà người chồng tự ý chuyển nhượng và không được người vợ đồng ý (dù người chồng đứng tên sổ đỏ), thì người vợ có quyền yêu cầu phía Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu.
Hãy tham khảo kỹ lưỡng thông tin ở bài viết trên để không xảy ra những sai sót đáng tiếc trong quá trình làm thủ tục sổ đỏ đứng tên 2 người. Theo dõi AnPhatLand để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác.
Thu Pham
Xem thêm
Bên cạnh đề cao tính tiện dụng trong quá trình sinh hoạt, gia chủ mong muốn có một thiết kế nhà hiện...
Thiết kế nội thất cho căn nhà luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia chủ để có một không gian sống...
Nhà vệ sinh trong nhà ở, đặc biệt là căn hộ chung cư thường phạm phong thủy do đã được bố trí sẵn ho...