Tây Bắc Gồm Những Tỉnh Nào, Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Tây Bắc Ngày Nay
Wiki

Tây Bắc Gồm Những Tỉnh Nào, Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Tây Bắc Ngày Nay

Lê Nhi

Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Bắc xuống Nam và được phân chia thành nhiều vùng miền. Ở bài viết này, AnPhatLand sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vùng Tây Bắc Việt Nam, cụ thể là khám phá xem vùng Tây Bắc gồm những tỉnh nào và có đặc điểm gì về địa hình, khí hậu cũng như kinh tế xã hội.

1. Vị Trí Địa Lý Vùng Tây Bắc 

Vùng Tây Bắc hay Tây Bắc Bộ là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam. Vùng Tây Bắc cùng với 2 tiểu vùng là Đông Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Hồng tạo nên 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam.

Tây Bắc là cửa ngõ phía Tây của Tổ Quốc, có chung đường biên giới với Lào (2067km) và Trung Quốc (517km).

Không gian địa lý của vùng Tây Bắc đến nay chưa được thống nhất, trong đó đang có những luồng ý kiến sau:

  • Vùng Tây Bắc nằm ở phía Nam (hữu ngạn) sông Hồng. 
  • Vùng Tây Bắc là vùng phía Nam của dãy Hoàng Liên Sơn. 
  • Theo Nhà địa lý học Lê Bá Thảo, vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía Đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía Tây bởi dãy núi sông Mã.

Vị trí miền Bắc Việt Nam trên bản đồ, trong đó các tỉnh Tây Bắc được thể hiện bằng màu hồng nhạt. Nhìn vào bản đồ này có thể nắm qua được vùng Tây Bắc gồm những tỉnh nào.

Xem thêm:

2. Tây Bắc Gồm Những Tỉnh Nào? 

Vùng Tây Bắc gồm những tỉnh nào hay Tây Bắc có bao nhiêu tỉnh thành, phía Tây Bắc Bộ gồm những tỉnh nào,… là thắc mắc chung của nhiều người.

Về đơn vị hành chính, vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay gồm có 6 tỉnh là: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. 

Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2022, diện tích, dân số của các tỉnh Tây Bắc Việt Nam như sau:

TỉnhDiện tích (km²)Dân số (người)
Sơn La14.123,51.300.100
Điện Biên9.541635.921
Lai Châu9.068,8484.602
Yên Bái6.887,7847.200
Lào Cai6.364,25866.900
Hòa Bình4.596,4877.560
Diện tích và dân số các tỉnh Tây Bắc năm 2022

3. Đặc Điểm Về Địa Hình, Khí Hậu Và Dân Cư Vùng Tây Bắc 

Bên cạnh việc tìm hiểu Tây Bắc gồm những tỉnh nào, hãy cùng xem đặc điểm về địa hình, khí hậu và dân cư tại vùng Tây Bắc Việt Nam:

Về Địa Hình 

Những đặc điểm về địa hình ở vùng Tây Bắc bao gồm: 

  • Địa hình vùng núi Tây Bắc khá hiểm trở, chủ yếu là các khối núi và núi cao trải dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. 
  • Dãy Hoàng Liên Sơn thuộc vùng Tây Bắc có chiều dài lên đến 180km, rộng 30km, một số đỉnh núi cao đến 2000 – 3000m, tiêu biểu như đỉnh Phanxipang cao 3143m. 
  • Sông Đà là con sông lớn của vùng Tây Bắc, ngoài ra còn một số sông nhỏ, bao gồm cả thượng nguồn sông Mã. 
  • Khu vực vùng trũng sông Đà là dãy cao nguyên đá vôi kéo dài. 
Đèo Ô Quy Hồ - Lào Cai
Đèo Ô Quy Hồ – Lào Cai là đẹp nhất Sapa và dài nhất vùng Tây Bắc. Ảnh: Kinh tế môi trường

Về Khí Hậu 

Với địa hình đặc biệt nên khí hậu giữa các vùng Tây Bắc Bộ không giống nhau. Dãy Hoàng Liên Sơn đóng vai trò như “bức tường” ngăn cách gió mùa đông thổi theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. 

Các dãy núi hình vòng cung khu vực Đông Bắc kéo dài như nan quạt gây ra những đợt rét đậm, rét hại và tràn xuống vùng đồng bằng sông Hồng. Ở khu vực núi cao, sườn đông đón lượng mưa lớn còn sườn tây đón gió Lào. Mật độ che phủ của rừng ngày càng suy giảm nên những đợt mưa lớn hoặc tập trung sẽ gây ra các trận lũ, đặc biệt là lũ quét. Bên cạnh đó thì vào thời điểm khô hạn, tình trạng nắng nóng kéo dài gây hạn hán vượt qua sức chịu đựng của cây cối. 

Về Dân Cư 

Tây Bắc nổi tiếng với những bản sắc văn hóa thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Vậy Tây Bắc gồm những dân tộc nào?

Hiện nay, Tây Bắc Bộ có hơn 20 dân tộc khác nhau đang sinh sống như Kinh, Thái, Mông, Mường, Tày, Dao, Khmer, Khơ Mú, Kháng, Lào, Cống, Xì Mun, Hà Nhì, Nùng,…

Sự phân bố dân cư vùng Tây Bắc được thể hiện rõ theo địa hình cao thấp. 

  • Ở vùng núi cao, một số dân tộc ít người thuộc nhóm ngôn ngữ Mông  – Dao, Tạng Miến sinh sống, phương thức sản xuất chủ yếu là trồng trọt và thuận theo tự nhiên. 
  • Ở vùng giữa là nơi tập trung của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn, phương thức sản xuất chủ yếu là trồng lúa, chăn nuôi và nghề thủ công. 
  • Ở vùng thung lũng và chân núi thì có các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, Thái – Kadai sinh sống. Đây là khu vực có kinh tế phát triển hơn bởi địa hình và điều kiện tự nhiên thuận lợi, hoạt động sản xuất chính ở đây là nông nghiệp và công nghiệp. 
Điệu múa xòe của dân tộc Thái
Tây Bắc nổi tiếng với điệu múa xòe của dân tộc Thái. Ảnh: Báo Dân tộc

4. Đặc Điểm Kinh Tế – Xã Hội Vùng Tây Bắc 

Cùng với việc giải đáp Tây Bắc gồm những tỉnh nào, AnPhatLand cũng sẽ cập nhật đến bạn đọc những đặc điểm về kinh tế, xã hội vùng Tây Bắc hiện nay.

Theo đó, Tây Bắc là cửa ngõ phía Tây của Tổ quốc được đánh giá là vùng đất có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy điện và du lịch. Trong những năm gần đây, mặc dù chưa đạt được mục tiêu đề ra nhưng tình hình kinh tế – xã hội vùng Tây Bắc đã có nhiều khởi sắc. 

Tây Bắc giàu tiềm năng về thủy điện.
Tây Bắc giàu tiềm năng về thủy điện. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển

Vì Sao Tây Bắc Được Đánh Giá Là Vùng Đất Tiềm Năng? 

Vùng Tây Bắc Việt Nam được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển kinh tế, thương mại và du lịch bởi: 

  • Vùng Tây Bắc có diện tích trên 50.576 km2 (chiếm 15,3% so với tổng diện tích cả nước) thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến và nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi. 
  • Là vùng đất sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như di tích lịch sử Điện Biên Phủ, Thác Bà, Đỉnh Tà Xùa, Sapa, Mộc Châu,… 
  • Tây Bắc là vùng đất có nhiều bản sắc văn hóa do có nhiều dân tộc thiểu số khác nhau sinh sống.  
  • Vùng đất Tây Bắc có nhiều tài nguyên khoáng sản như đồng, chì, kẽm ở Sơn La, đất hiếm ở Lai Châu, Apatit ở Lào Cai,…
  • Tây Bắc cũng là cửa ngõ giao thương, gắn kết với Lào và Trung Quốc. 
  • Có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển về cơ sở hạ tầng như: nâng cấp, mở rộng tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Quốc lộ 6, Cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu, Cảng hàng không Mộc Châu đang được quy hoạch xây dựng,… cùng với sân bay Ðiện Biên Phủ vừa được khai thác trở lại vào ngày 02/12,… tất cả sẽ tạo cú hích lớn về giao thông cho vùng Tây Bắc.
Dự án đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (đoạn Km 19+00 – Km 53+00 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình) có tổng chiều dài 32,5 km, điểm đầu đặt tại thị trấn Đà Bắc và điểm cuối thuộc địa phận xã Chiềng Yên, Vân Hồ, Sơn La.

Quy mô đầu tư dự án chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 thiết kế, xây dựng tuyến đường với tốc độ thiết kế 80 km/h, những đoạn có địa hình khó khăn có tốc độ thiết kế 60 km/h.

Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ kết nối mạng lưới giao thông đối ngoại của tỉnh Sơn La với Hòa Bình và với Thủ đô Hà Nội, tạo nên tuyến trục cao tốc kết nối vùng Tây Bắc với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, kết nối đến cửa khẩu biên giới Đông Bắc và cảng biển quốc tế Lạch Huyện. Đồng thời, giảm tải cho tuyến quốc lộ 6 đoạn Hòa Bình – Sơn La, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các địa phương thuộc 2 tỉnh, tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các địa phương.

Kinh Tế – Xã Hội Tây Bắc Đã Thay Đổi Như Thế Nào?

Những thành tựu đạt được về kinh tế – xã hội vùng Tây Bắc những năm gần đây:

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng dần qua các năm. 
  • Cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường học,,… được nâng cấp và mở rộng. 
  • Hạ tầng thương mại, khu kinh tế cửa khẩu cũng được chú trọng đầu tư. 
  • Nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp đã dần hình thành và đi vào hoạt động. 
  • Các dự án đầu tư trong khu vực tăng cả về số lượng lẫn quy mô, bao gồm những dự án trọng điểm của quốc gia. Nhiều doanh nghiệp lớn như Sun Group, Bitexco, BB Group… đã không ngần ngại chi mạnh tay đầu tư các khu du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, các dự án bất động sản quy mô mang tính biểu tượng của địa phương như Sun World Fansipan Legend, The manor Tower Lào Cai, Irista Hill Sapa…
  • Nhiều địa phương cũng triển khai hàng loạt các dự án đầu công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, khu đô thị, khu dân cư và thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm thu hút đầu tư giai đoạn 2021 – 2025. 

Một số dự án lớn được triển khai ở Tây Bắc:

The Manor Tower Lào Cai

  • Tên dự án: Tòa tháp thương mại hỗn hợp The Manor Tower Lào Cai
  • Vị trí dự án: Số 2 – Đại lộ Trần Hưng Đạo – Tổ 24 – Phường Bắc Cường – TP Lào Cai – Tỉnh Lào Cai
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần BB Group
  • Quy mô: 1 tầng hầm và 25 tầng nổi gồm trung tâm thương mại, shophouse, căn hộ cao cấp, khách sạn 4 sao và căn hộ dịch vụ hạng sang. 
  • Tổng diện tích xây dựng sàn: 79.588m2. 
  • Giá bán dao động từ 26,2 triệu/m2. 

The Manor Tower Lào Cai có vị trí “Trung tâm của trung tâm”, liền kề khu hành chính mới của thành phố và tỉnh Lào Cai. Trong vòng bán kính 1km, cư dân có thể kết nối giao thông thuận tiện và sử dụng hàng loạt các tiện ích hiện hữu giá trị: cơ quan hành chính, cơ sở giáo dục, y tế, ngân hàng, cửa khẩu quốc tế, nhà ga,… và không đầy 5 phút để kết nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai đồng thời nằm liền kề trục giao thông huyết mạch, chiến lược của Thành phố Lào Cai.

Phối cảnh dự án The Manor Tower Lào Cai
Phối cảnh dự án The Manor Tower Lào Cai. Ảnh: Dantri

Irista Hill Sapa 

  • Vị trí: Đường Điện Biên Phủ, phường Phan Xi Păng, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai
  • Chủ đầu tư: Công ty CP BVB thuộc BB Group và Công ty CP BĐS Minh Điền Vital
  • Tổng diện tích: 25.371 m2
  • Tổng vốn đầu tư: 925 tỷ đồng
  • Loại hình: Chung cư thương mại và nhà ở xã hội. 
  • Tổng số căn: 181 căn hộ nghỉ dưỡng
  • Quy mô dự án: 13 tầng nổi và 01 tầng hầm.
  • Diện tích : 44m2 – 61,2m2 – 74,3m2
  • Giá bán giao động: Từ 24,2 triệu/m2. 

Irista Hill Sapa là tổ hợp chung cư thương mại và nhà ở xã hội đầu tiên tại Sapa. Cư dân sinh sống ở đây có thể dễ dàng liên kết với các địa điểm như chợ Sapa, Bản Cát Cát, Thung lũng Mường Hoa, Ga cáp treo, Nhà thờ Đá,…. 

Irista Hill Sapa là một trong những dự án lớn tại vùng Tây Bắc. Ảnh: Cafeland

Những Mặt Hạn Chế 

Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng nhưng vấn đề phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Bắc vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. 

  • Địa hình Tây Bắc chủ yếu là đồi núi nên gây nhiều khó khăn trong quá trình khai thác tài nguyên và đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông. 
  • Tình trạng sạt lở, lũ quét diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển kinh tế, gây thiệt hại về người và của. 
  • Thường xuyên xảy ra thiên tai như mưa đá, sương muối, lốc xoáy, những nơi địa hình không bằng phẳng có thể xuất hiện động đất. 
  • So với các vùng khác trên cả nước thì tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Bắc 
  • Hộ nghèo, hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ cao. 
  • Nhận thức về sức mạnh văn hóa; việc bảo tồn phát huy sức mạnh nội sinh của các dân tộc, vùng đất gắn với phát triển du lịch ở nhiều địa phương chưa đúng mức, còn nhiều trì trệ, bất cập.

Những thông tin được AnPhatLand chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc như: Tây Bắc gồm những tỉnh nào, Tây Bắc gồm những dân tộc nào, hay đặc điểm kinh tế – xã hội vùng Tây Bắc hiện nay. Bên cạnh các bài viết khám phá về địa lý Việt Nam, bạn đọc có thể truy cập chuyên mục Wiki BĐS để tham khảo thêm những kiến thức, chỉ dẫn mua bán, đầu tư, thuê và cho thuê bất động sản; các thông tin về tài chính, pháp lý, quy hoạch nhà đất hữu ích….

Hà Linh

Xem thêm:

Related Posts
TP.HCM chuyển căn hộ cao cấp tồn kho thành nhà ở xã hộiTh12 14, 2024
TP.HCM chuyển căn hộ cao cấp tồn kho thành nhà ở xã hội

Với những dự án nhà ở sinh viên không hiệu quả, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng ch...

Mẫu nhà phố 1 trệt 2 lầu có sân thượng với mặt tiền 3,5m được thiết kế theo phong cách hiện đạiTh12 14, 2024
Mẫu nhà phố 1 trệt 2 lầu có sân thượng với mặt tiền 3,5m được thiết kế theo phong cách hiện đại

Bên cạnh đề cao tính tiện dụng trong quá trình sinh hoạt, gia chủ mong muốn có một thiết kế nhà hiện...

FITIN 3D Pro – Công nghệ đã thay đổi trải nghiệm thiết kế nội thất như thế nào?Th12 14, 2024
FITIN 3D Pro – Công nghệ đã thay đổi trải nghiệm thiết kế nội thất như thế nào?

Thiết kế nội thất cho căn nhà luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia chủ để có một không gian sống...