Những năm gần đây, thuê nhà rồi cho thuê lại trở thành kênh đầu tư hấp dẫn bởi vốn đầu tư thấp, khả năng thu hồi nhanh và mang lại nguồn thu nhập đều mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, hình thức kinh doanh này có thể mang đến nhiều rủi ro, thậm chí là phải bù lỗ bất cứ nào.
Hiện nay, việc thuê toàn bộ ngôi nhà hoặc căn hộ sau đó sửa chữa, phân chia thành các phòng nhỏ rồi cho thuê lại với mức giá cao hơn để sinh lãi được nhiều người lựa chọn. Vậy thuê nhà rồi cho thuê lại được không?
Theo Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng thuê nhà là văn bản thể hiện thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê. Theo đó, bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê sử dụng trong thời hạn nhất định, đồng thời bên thuê có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê cho bên còn lại.
Ngoài ra, bên thuê nhà có quyền cho thuê lại tài sản nếu bên cho thuê đồng ý theo quy định tại Điều 475 Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, người đi thuê nhà chỉ được phép cho thuê lại nếu được sự đồng ý của bên cho thuê.
Trong trường hợp bên thuê tự ý cho thuê lại khi chưa có sự đồng ý của bên cho thuê thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và thu hồi lại nhà theo quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 132, Luật Nhà ở 2014.
Nếu trong hợp đồng thuê nhà có ghi rõ về mức xử phạt hoặc bồi thường khi bên thuê cho thuê lại nhà mà không có sự đồng ý của bên còn lại thì phải thực hiện bồi thường thiệt hại như đã thỏa thuận.
Xem thêm: Người Thuê Nhà Có Quyền Gì Đối Với Tài Sản Thuê?
Thuê nhà rồi cho thuê lại cũng được xem là một trong những hình thức kinh doanh bất động sản. Khi đó, sẽ có 2 trường hợp mà bạn cần xem xét.
Theo quy định tại Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, sửa đổi và bổ sung năm 2020:
Vì vậy, hoạt động thuê nhà rồi cho thuê lại nếu thuộc trường hợp kinh doanh bất động sản với quy mô nhỏ, không thường xuyên nên không cần phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn phải kê khai nộp thuế theo quy định.
Việc xác định hoạt động thuê nhà rồi cho thuê lại là hình thức kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ và không thường xuyên căn cứ vào Khoản 6 Điều 5 Nghị định 02/2022/NĐ-CP: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng bất động sản do mình đầu tư xây dựng mà không phải là dự án đầu tư xây dựng bất động sản để kinh doanh theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, hoạt động đầu tư xây dựng được giải thích theo quy định tại Khoản 20, Điều 3, Luật Xây dựng 2014: “Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng bao gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng”.
Trong trường hợp bạn chỉ đơn thuần thuê nhà, sau đó cho thuê lại, không tiến hành các hoạt động xây dựng như sửa chữa, cải tạo thì không thuộc các trường hợp theo quy định tại Điều 5 Nghị định 02/2022/NĐ-CP và cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh.
Khó có thể đưa ra nhận định chính xác về việc có nên thuê nhà rồi cho thuê lại không. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể tính toán dựa trên khả năng sinh lời cũng như lường trước những rủi ro có thể gặp phải để đưa ra quyết định.
Theo các nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản thì hình thức thuê nhà xong cho thuê lại là một trong những kênh đầu tư tiềm năng. Đặc biệt, hình thức này phát triển nhanh tại các đô thị, thành phố lớn trong nước bởi dân cư tập trung đông đúc, nhiều người từ nơi khác đổ về học tập, sinh sống và làm ăn nên các nhà đầu tư không cần quá lo lắng về việc thiếu vắng người thuê.
Trong khi đó, việc thuê nhà xong cho thuê lại có những thế mạnh:
Những rủi ro thường trực mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi lựa chọn hình thức kinh doanh cho thuê nhà xong cho người khác thuê lại:
Nếu là mô hình kinh doanh tiềm năng, vậy thì làm thế nào để hạn chế rủi ro khi thuê nhà xong cho thuê lại? Nếu là khách hàng thì có nên lựa chọn nhà thuê cho thuê lại hay không?
Để thành công với hình thức kinh doanh thuê nhà xong cho thuê lại, các chủ đầu tư cần lưu ý:
Nếu bạn là người đi thuê nhà thì việc còn nên lựa chọn nhà cho thuê lại hay không còn tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của từng cá nhân. Tuy nhiên, để tránh những vấn đề phát sinh trong quá trình thuê, bạn nên tìm hiểu kỹ ngôi nhà mình thuê là chính chủ hay thuê lại, các điều khoản trong hợp đồng thuê nhà có hợp lý hay không.
Rủi ro khi thuê nhà cho thuê lại mà bạn có thể gặp phải là:
Tuy nhiên, để đưa ra quyết định có nên thuê nhà cho thuê lại hay không thì bạn có thể cân nhắc các vấn đề:
Quá trình thuê nhà rồi cho thuê lại sẽ được tiến hành theo các bước sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC, trường hợp người đi thuê nhà xong cho thuê lại cần phải hoàn thành các loại thuế sau:
Trên đây là những nội dung có liên quan đến hình thức kinh doanh thuê nhà rồi cho thuê lại mà các chủ đầu tư nên biết. Lưu ý, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không được dùng để đưa ra bất kỳ khẳng định nào liên quan đến tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý.
Hà Linh
Xem thêm:
NDC House tọa lạc ở quận 1, quận đô thị trung tâm thuộc TP.HCM. Ngôi nhà ống có tổng diện tích sử dụ...
Nhiều địa phương (Lạng Sơn, Kiên Giang, Đồng Nai) đã ban hành hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) áp...
Với những dự án nhà ở sinh viên không hiệu quả, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng ch...