Huyện Củ Chi là một trong 5 huyện ngoại thành của TP.HCM. Củ Chi sở hữu nhiều tiềm năng về vị trí, hạ tầng, tiện ích… tạo đà cho kinh tế, văn hóa, xã hội bứt tốc mạnh mẽ.
Huyện Củ Chi thuộc phía Tây Bắc TP.HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 33km. Vị trí của huyện rất đặc biệt do có sông Sài Gòn chảy qua phía Đông huyện tạo thành ranh giới tự nhiên giữa TP.HCM với tỉnh Bình Dương.
Huyện Củ Chi TPHCM trên Google Maps.
Huyện Củ Chi có vị trí địa lý như sau:
Huyện nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng đất núi cao của rừng miền Đông Nam Bộ với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Bên cạnh đó, địa bàn huyện Củ Chi cũng có tương đối nhiều ruộng, đất nông nghiệp so với các huyện khác của TP.HCM. Củ Chi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình khoảng 26,6 độ C.
Huyện Củ Chi có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Củ Chi và 20 xã: Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ, Trung An, Thái Mỹ, Tân Thông Hội, Tân Thạnh Tây, Tân Thạnh Đông, Tân Phú Trung, Tân An Hội, Phước Vĩnh An, Phước Thạnh, Phước Hiệp, Phú Mỹ Hưng, Phú Hòa Đông, Phạm Văn Cội, Nhuận Đức, Hòa Phú, Bình Mỹ, An Phú, An Nhơn Tây.
Huyện có diện tích 434,77 km2, dân số năm 2019 là 462.047 người, mật độ dân số đạt 1.063 người/km2.
Vùng đất Củ Chi TPHCM phát triển cả về nông nghiệp, công nghiệp và du lịch. Được xây dựng một phần trên xã Tân An Hội và xã Trung Lập Hạ, khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi (387 ha) thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước với tỷ lệ thuê đất đạt 98%. Các khu công nghiệp Tân Phú Trung (542 ha), khu công nghiệp Cơ khí ô tô (100 ha), khu công nghiệp Đông Nam (342,5 ha) thu hút hàng trăm nghìn lao động. Củ Chi còn là huyện có đất nông nghiệp lớn thứ nhì ở TP.HCM, chỉ sau Cần Giờ. Người dân chủ yếu trồng lúa, bắp và hoa màu theo phương thức truyền thống nên hiệu quả mang lại không cao. Củ Chi có tuyến đường Xuyên Á nối với Campuchia qua Cửa khẩu kinh tế Mộc Bài của tỉnh Tây Ninh giúp thúc đẩy giao thương.
Di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Các địa điểm du lịch nổi tiếng của huyện Củ Chi như Địa Đạo Củ Chi, Đền tưởng niệm Bến Dược… thu hút du khách từ các huyện, tỉnh lân cận đến tham quan.
Huyện Củ Chi có mạng lưới giao thông khá dày đặc, gồm 2.107 tuyến đường và 213 tuyến hẻm, có chiều dài 1.434km. Các trục đường chính bao gồm: Quốc lộ 22, tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 15, tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 9… Tuy nhiên, một số trục đường chính như quốc lộ 22, tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 15… đã quá tải, thiếu an toàn. Việc thông thương từ trung tâm TP.HCM đến Củ Chi chưa thuận lợi.
Theo quy hoạch về đường bộ trên địa bàn Củ Chi có các tuyến, trục giao thông quan trọng như:
Hệ thống bến bãi được quy hoạch với tổng diện tích khoảng 7,5 ha trên toàn địa bàn huyện Củ Chi.
Bên cạnh đó, Củ Chi sẽ có cảng trung tâm logistics tại xã Bình Mỹ với diện tích 17ha, kết nối tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 9, quốc lộ 22 để đến Bình Dương, Long An, Tây Ninh.
Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch đa dạng. Nổi bật nhất phải kể đến sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn huyện dài 80km. Ngoài ra còn có các con kênh rạch lớn như Kênh Đông, Thầy Cai, Mến Mương, Kênh Rạch Tra…
Cơ sở y tế cũng được chú trọng phát triển. Bệnh viện đa khoa Củ Chi, bệnh viện Xuyên Á, Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi, Trung tâm y tế huyện Củ Chi và nhiều phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các nhà thuốc, quầy thuốc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương.
Huyện Củ Chi có hơn 57 trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ và hơn 32 trường tiểu học, THCS, THPT.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Huyện Củ Chi có tốc độ đô thị hóa và tăng dân số cơ học nhanh. Đến thời điểm hiện tại, huyện cơ bản đã đạt được nhiều tiêu chí về kinh tế – xã hội và cơ sở hạ tầng theo các tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc. Tại Hội thảo khoa học “Định hướng, tiềm năng phát triển và cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn Củ Chi” ngày 19/2/2022, nhiều chuyên gia đã đồng thuận về đề xuất đưa Củ Chi lên thẳng thành phố thay vì lên quận.
Huyện Củ Chi được đề xuất lên thẳng thành phố.
Theo Bí thư Huyện ủy Củ Chi Nguyễn Quyết Thắng, Củ Chi cùng với Cần Giờ sẽ phát triển theo hướng đô thị sinh thái, thành phố trực thuộc TP.HCM. Ngoài ra, Củ Chi vẫn giữ đất nông nghiệp và phát triển theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao. Về phát triển trung tâm logistic, ông Nguyễn Quyết Thắng cho rằng Củ Chi cần có đường kết nối xuyên suốt từ Đông sang Tây, hình thành các trung tâm logistic kết nối với các khu công nghiệp ở Long An, Tây Ninh và Bình Dương.
Vị trí của huyện Củ Chi rất thuận lợi để di chuyển giữa các tỉnh miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Huyện cũng là vùng đất cao, nền ổn định nên thuận lợi cho xây dựng đô thị hiện đại, ít bị sụt lún, thoát nước dễ dàng, đồng thời chi phí xây dựng không quá tốn kém, phù hợp với thu nhập của người dân.
Giao thông có trục đường Xuyên Á và tỉnh lộ 8, đồng thời Củ Chi cũng là cửa ngõ của TP.HCM. Việc di chuyển từ Củ Chi đi các tỉnh miền Tây rất thuận lợi, di chuyển qua Bình Dương ra Phan Thiết, Vũng Tàu cũng không quá xa. Huyện có ưu thế quỹ đất rộng, giá bán còn khá thấp, mật độ dân số trung bình vào loại thấp nên được coi là thị trường khá tiềm năng cho các nhà đầu tư có số vốn khiêm tốn.
Tuy nhiên, so với các huyện khác thuộc TP.HCM, kinh tế huyện còn chậm phát triển, tỷ lệ đô thị hóa khá thấp, kết nối hạ tầng giao thông kém, vẫn mang đậm nét huyện thuần nông. Huyện dù có nhiều khu công nghiệp nhưng hạ tầng chưa đảm bảo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa.
Thị trường nhà đất Củ Chi nhìn chung sôi động, nhộn nhịp hơn nhờ thông tin quy hoạch lên thành phố trực thuộc TP.HCM, dự án đường ven sông, đường khép kín vành đai 3 và dự án cao tốc Mộc Bài – TP.HCM. Hiện loại hình bất động sản được quan tâm nhiều nhất tại Củ Chi là đất nền. Cụ thể, nhiều vị trí đã thiết lập mức giá mới với giá rao bán tăng từ 1,2-1,5 lần so với trước đó.
Theo một số môi giới bất động sản tại đây, các xã Trung An, Bình Mỹ, Hòa Phú, Nhuận Đức là khu vực có giá tăng cao nhất nhờ vị trí thuận lợi ôm trọn vành đai sông Sài Gòn, lại nằm gần khu công nghiệp và giao thông kết nối đi các quận huyện của TP.HCM cũng như tỉnh Bình Dương khá thuận tiện.
Tuy nhiên, hầu hết giao dịch bất động sản đều không phải của người mua nhà đất để ở mà là sự chuyển nhượng trong giới đầu cơ. Theo các chuyên gia trong ngành, đất ở Củ Chi chưa hội đủ các yếu tố để giá gia tăng bền vững. Do vậy, nhà đầu tư cần phân biệt được đâu là tăng giá ảo, đâu là tăng giá thật và phải thật sự tỉnh táo khi quyết định đầu tư.
Một số dự án đất nền đang được quan tâm tại Củ Chi:
(Tổng hợp)
Xem thêm:
Với những dự án nhà ở sinh viên không hiệu quả, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng ch...
Bên cạnh đề cao tính tiện dụng trong quá trình sinh hoạt, gia chủ mong muốn có một thiết kế nhà hiện...
Thiết kế nội thất cho căn nhà luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia chủ để có một không gian sống...