Tra cứu đăng ký tạm trú online là nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi người dân Việt Nam, nhất là với những người hay phải di chuyển, sinh sống ở khu vực khác để làm việc, học tập. AnPhatLand xin gửi đến bạn đọc cách tra cứu đăng ký tạm trú online chính xác nhất được cập nhật năm 2024.
Đăng ký tạm trú là một trong các thủ tục đăng ký cư trú nhằm thông báo sự lưu trú, khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú tại một nơi trong thời gian nhất định.
Căn cứ theo Điều 2 Luật Cư trú 2020:
“Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.”
“Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.”
Xem thêm: Nơi Cư Trú Là Gì? Điều Kiện Và Thủ Tục Đăng Ký Nơi Cư Trú
Việc đăng ký tạm trú online giúp tiết kiệm thời gian cho cả người làm tạm trú lẫn cơ quan hành chính phụ trách. Để chủ động hơn, người dân có thể đăng ký tạm trú online theo các bước sau:
Bước 01: Truy cập vào Cổng Dịch vụ công Quốc gia thuộc Bộ Công an.
Bước 02: Đăng nhập tài khoản (hoặc đăng ký tài khoản nếu bạn chưa có)
Bước 03: Quay lại trang chủ > Chọn Đăng ký, quản lý cư trú tại danh mục Dịch vụ công trực tuyến > Chọn mục Đăng ký tạm trú.
Hoặc người dân có thể chọn mục “Nộp hồ sơ trực tuyến” -> Đăng ký tạm trú (nhập từ “tạm trú” tại ô tìm kiếm -> Tìm kiếm để lọc thủ tục liên quan đến đăg ký tạm trú).
Bước 04: Website chuyển đến mục “Hồ sơ đăng ký tạm trú” với những mục cần phải điền chính xác. Gồm có:
Lưu ý, những mục có dấu (*) màu đỏ nghĩa là mục bắt buộc phải điền, bạn không được để trống và phải điền thông tin chính xác.
Bước 05: Kiểm tra lại những thông tin đã nhập.
Bước 06: Nếu các thông tin trên đã chính xác, bạn tick vào ô cam kết “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên” -> chọn “Ghi” để lưu lại hồ sơ hoặc chọn “Ghi và gửi hồ sơ” để nộp hồ sơ đăng ký tạm trú online.
Sau khi đã xong các bước đăng ký tạm trú online, người dân có thể tự mình tra cứu đăng ký tạm trú online để kiểm tra tình trạng hồ sơ đã được xử lý nhưu thế nào, hoặc kiểm tra kết quả của quá trình đăng ký.
Cách tra cứu đăng ký tạm trú online:
Bước 01: Truy cập website Cổng Dịch vụ công Quốc gia và đăng nhập;
Bước 02: Sẽ có 2 cách để bạn kiểm tra tình trạng hồ sơ
Tuy nhiên, trường hợp bạn có ít hồ sơ thì chỉ cần điền thông tin CMND/CCCD, Họ & Tên -> chọn “Tìm kiếm” là sẽ hiện ra danh sách hồ sơ.
Bước 03: Hệ thống trả về thông tin, tình trạng, tiến độ xử lý hồ sơ.
Lưu ý: Bạn nên tra cứu đăng ký tạm trú online thường xuyên để có thể biết kết quả sớm, từ đó sớm có giấy xác nhận tạm trú.
Cơ sở lưu trú là nơi tạm trú của người nước ngoài, bao gồm: Nhà khách; khách sạn; khu nhà ở cho người nước ngoài học tập, lao động, thực tập; cơ sở khám & chữa bệnh; nhà riêng. Trong 12 giờ, kể từ khi người nước ngoài lưu trú, chủ cơ sở lưu trú đó phải hoàn thành khai báo tạm trú (thời hạn là 24 giờ đối với khu vực vùng sâu, vùng xa). Hiện có 2 cách khai báo tạm trú cho người nước ngoài:
Bước 01: Truy cập vào cổng thông tin khai báo tạm trú: https://tentinh.xuatnhapcanh.gov.vn
Ví dụ:
Bước 2: Đăng ký tài khoản đăng ký tạm trú trực tuyến (nếu chưa có tài khoản, người khai báo tạm trú cho người nước ngoài sẽ đăng ký tạo tài khoản mới). Nếu đã có tài khoản, bạn có thể bỏ qua bước 2 này. Sau khi đăng ký thành công, sẽ có thông báo.
Mỗi cơ sở lưu trú sẽ chỉ được đăng ký 1 tài khoản quản lý, nếu thêm người dùng khác, bạn phải tạo tài khoản người dùng riêng biệt.
Bước 3: Đăng nhập và khai báo thông tin. Đầu tiên, bạn đăng nhập vào tài khoản. Sau đó màn hình sẽ hiển thị các mục chức năng.
Sau khi đăng nhập thành công, tại mục “Quản lý khách”, bạn nhập và kiểm tra thông tin khai báo về người nước ngoài.
Nên chọn “Thêm mới” để thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài, vì cách này đơn giản hơn so với việc bạn tải tệp tin từ máy tính.
Để kiểm tra xem thông tin có chính xác về khách hay không bạn hãy nhớ ấn vào mục “Tìm theo số hộ chiếu và quốc tịch”.
Sau đó, bạn chọn “Lưu thông tin” và kiểm tra thông tin hệ thống.
Tất cả những người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam đều phải khai báo tạm trú, để tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
Việc xác nhận tạm trú cũng là một loại giấy tờ quan trọng để người nước ngoài có thể thực hiện những yêu cầu sau:
Theo điều 27 Luật Cư trú 2020, vviệc đăng kí tạm trú phải được thực hiện khi công dân đến sinh sống tại môt chỗ ở mới trong một khoảng thời gian nhất định (từ 30 ngày trở lên) để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác. Nơi ở mới này đươc coi là hợp pháp khi nằm ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi công dân đã đăng ký thường trú. Do vậy, với câu hỏi “chủ nhà hay người thuê phải đăng kí tạm trú” thì Luật Cư trú quy định khi đi thuê nhà, người thuê phải có nghĩa vụ khai báo, đăng kí tạm trú.
Trong trường hợp người thuê nhà là người nước ngoài thì việc đăng ký tạm trú sẽ do người trực tiếp quản lý cơ sở lưu trú, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú thực hiện.
Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về thủ tục tra cứu đăng ký tạm trú online mà AnPhatLand muốn chia sẻ đến bạn đọc. Truy cập chuyên mục Wiki BĐS để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác như thị trường mua bán nhà đất, quy hoạch pháp lý nhà đất, những vấn đề về phong thủy nhà ở,…
Thu Pham
Xem thêm
Về việc thành lập thành phố phía Đông TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ủng hộ việc sáp nhập 3 quận...
Lựa chọn màu sắc là một trong những bước cực kỳ quan trọng khi thiết kế nội thất bởi cách kết hợp mà...
Căn hộ mang cách Scandinavian không chỉ mang nét mộc mạc, đơn giản mà còn tinh tế trong từng chi tiế...