Văn bản thỏa thuận mua chung đất là cách gọi chung đối với loại văn bản xác lập sự thỏa thuận về hành vi nhiều bên cùng góp vốn để mua tài sản là đất đai cho các mục đích sử dụng hoặc đầu tư. Vậy cần lưu ý gì khi làm loại văn bản này?
Mua chung đất là thỏa thuận tương đối phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc giải quyết được áp lực về tài chính, hình thức mua chung cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro về pháp lý, đe dọa đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên. Để hiểu rõ vấn đề này hơn trên mặt giấy tờ, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết của AnPhatLand về văn bản thỏa thuận mua chung đất.
Người có nhu cầu mua chung đất có thể sử dụng một số mẫu biên bản góp vốn dưới đây:
Mẫu 1:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——— * ——–
BIÊN BẢN THỎA THUẬN GÓP VỐN
(V/v ….)
Hôm nay, vào lúc […] ngày […] tại […]
I. Các thành viên góp vốn gồm những Ông, Bà có tên sau:
CCCD số: […] Ngày cấp: […] Nơi cấp: […] Nơi thường trú: […]
CCCD số: […] Ngày cấp: […] Nơi cấp: […] Nơi thường trú: […]
Đã tiến hành thỏa thuận về việc góp vốn cùng kinh doanh, với những nội dung cụ thể như sau:
Điều 1. Mục đích góp vốn
1a/Hai bên cùng góp vốn để thực hiện mua các miếng đất tại địa chỉ […] như sau:
Và các thửa đất vườn xung quanh diện tích khoảng […] (số liệu chính xác đo đạc cụ thể bởi cơ quan chuyên môn) nằm ngoài sổ đỏ.
Và các thửa đất vườn xung quanh diện tích khoảng […] (số liệu chính xác đo đạc cụ thể bởi cơ quan chuyên môn) nằm ngoài sổ đỏ.
(Liệt kê hết các thửa đất mua chung)
1b/Các văn bản liên quan đến việc chuyển nhượng của các mảnh đất nêu trên là phần không thể thiếu của hợp đồng. Và được mỗi bên lưu trữ.
Điều 2. Số vốn góp; loại tài sản góp vốn của từng thành viên
Tỷ lệ góp mỗi bên […] Tổng số tiền : […] bằng chữ :[…]
Điều 3. Thời hạn góp vốn
Các bên có nghĩa vụ góp vốn đã nêu tại điều 2 hợp đồng này trong khoảng thời gian từ ngày […] đến ngày […]
Điều 4: Nguyên tắc chia lợi nhuận
Điều 5: Phương thức giải quyết tranh chấp
Điều 6. Điều khoản cuối cùng
(Chữ ký của các thành viên góp vốn)
Mẫu 2:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——— * ——–
HỢP ĐỒNG GÓP VỐN
(V/v góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai)
Hôm nay, vào lúc […] giờ, ngày […] tại […] Chúng tôi gồm những Ông, bà có tên sau:
Chứng minh nhân dân số: […] ngày cấp […] Nơi cấp […]
Hộ khẩu thường trú:[…]
Chứng minh nhân dân số: […] ngày cấp […] Nơi cấp […]
Hộ khẩu thường trú:[…]
Bên A cam đoan:
Bên B cam đoan:
Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên
(Chữ ký của các thành viên góp vốn)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013, trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi đầy đủ tên những người có chung quyền.
Tuy nhiên, bất cập ở đây lại là trên giấy chứng nhận không thể hiện hay xác định được phạm vi, giới hạn quyền của mỗi bên. Họ nhận lợi nhuận theo phần đóng góp nhưng nếu quyền sử dụng đất cũng phân chia như vậy thế sẽ như thế nào trên thực tế?
Như vậy, để rõ ràng, chỉ có thể là do các bên tự thỏa thuận với nhau về điều này, phân định ngay từ đầu về quyền sử dụng đất. Nếu không, khi bắt đầu vào sử dụng, khai thác, các bên rất dễ xảy ra tranh chấp về quyền lợi.
Cũng tương tự như rủi ro thứ nhất, sự phân chia về quyền rất khó để có được sự tuyệt đối. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào Giấy chứng nhận, không thể xác định chính xác các quyền liên quan đến việc định hoạt quyền sử dụng đất đã góp vốn mua chung.
Do đó, định đoạt tài sản chung như thế nào, quyền của mỗi người ra sao cũng cần ghi nhận trong biên bản thỏa thuận mua chung. Đồng thời, cần dựa trên tinh thần và nguyên tắc được quy định tại điều 218 Bộ luật Dân sự 2015 về định đoạt tài sản chung:
Ngoài ra, với các hình thức mua chung đất, nếu để đầu tư bán lại thì cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra. Bởi lẽ, tâm lý người mua khá dè dặt với những bất động sản chung sổ vì ngại các rủi ro kể trên, các đồng sở hữu không thống nhất quan điểm với nhau, dễ gây rắc rối, tốn kém, mất thời gian cho quá trình giao dịch; hoặc nếu có mua được thì về sau cũng có rất nhiều vấn đề như tách sổ, chuyển nhượng lại, thế chấp,…
Nguy cơ rủi ro ở đâu thì chủ động đề phòng ngay tại đó, đây chính là nguyên tắc để góp vốn mua chung đất được an toàn.
Bạn đọc hãy tham khảo kỹ về mẫu văn bản thỏa thuận mua chung đất cũng như nghiên cứu các vấn đề pháp lý có liên quan trước khi tiến hành giao dịch để đảm bảo cho chính quyền lợi của mình, giúp giảm thiểu rủi ro trong mua bán bất động sản.
Thu Pham
Xem thêm
>> 3 Cách Kiểm Tra Đất Có Lên Thổ Cư Được Không
>> 3 Loại Thuế, Phí Phải Nộp Khi Sang Tên Sổ Đỏ Năm 2023
Vì nhiều lý do khác nhau mà hiện nay, rất nhiều trường hợp nhà, đất không có sổ đỏ. Vậy nếu người sử...
TP.HCM đang xây dựng đề án thành lập thành phố phía Đông trực thuộc thành phố trên cơ sở sáp nhập qu...
Ấm cúng, ngẫu hứng, sang trọng, ngọt ngào và đa năng là những gì Alli Hochberg (New York, Mỹ) mô tả...