Theo Luật Xây dựng hiện hành, tất cả công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, nhà ở riêng lẻ tại nông thôn (trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa) đều được miễn giấy phép xây dựng.
Tuy nhiên, theo Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, có hiệu lực từ 1/1/2021, xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn từ 7 tầng trở lên sẽ phải xin giấy phép xây dựng. Điểm mới này đã được 449/462 đại biểu tán thành và Quốc hội thông qua vào ngày 17/6/2020.
Theo quy định mới, kể từ 1/1/2021, xây nhà riêng lẻ từ 7 tầng trở lên ở nông thôn phải xin giấy phép xây dựng. Ảnh minh họa: Internet |
Cũng theo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Xây dựng có hiệu lực từ 1/1/2021, có 10 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định mới. Ngoại trừ 10 trường hợp này, việc xây dựng nhà ở riêng lẻ đều phải xin cấp giấy phép xây dựng, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể, khoản 5 điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định mức xử phạt khi tổ chức thi công công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng – 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
– Phạt tiền từ 20 triệu đồng – 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
– Phạt tiền từ 30 triệu đồng – 50 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, trường hợp xây nhà không phép còn có thể bị yêu cầu buộc phải tháo dỡ. Nếu là công trình đang thi công thì sẽ được áp dụng theo quy định tại Khoản 12 và 13 Điều này. Cụ thể:
– Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng
– Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Linh Phương (TH)
>> Những điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng nhà ở
>> Có phải xin phép chính quyền khi sửa lại nhà hay không?
Vào thời điểm năm 2016 và 2017, giá đất tại Phú Quốc tăng cao đột biến dẫn đến việc bao chiếm, lấn c...
Bắt đầu từ ngày 1/1/2021, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 chính thức áp dụng vào thực tiễn, giảm thời gia...
Hỏi: Chào anh chị, cho em hỏi chồng em sinh năm 1984 vợ sinh năm 1983 làm nhà hướng Nam cửa chính hư...