Nhiều người không biết ký hiệu LNC là đất gì khi tra cứu bản đồ quy hoạch đất đai. Nếu bạn cũng có chung thắc mắc này thì đừng bỏ qua bài viết. Ngoài việc đề cập đến khái niệm đất LNC là gì, bạn sẽ nắm bắt được những quy định pháp luật mới nhất liên quan đến loại đất này.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư với nội dung thống kê hiện trạng cũng như phân loại đất, trong đó bao gồm quy định với đất LNC. Vậy đất LNC là đất gì?
Đất LNC là loại đất trồng cây công nghiệp lâu năm mà sản phẩm thu về muốn sử dụng phải qua chế biến, chẳng hạn như các loại cây: chè, cao su, hồ tiêu, cà phê, dừa,… Như vậy, đất trồng các loại cây cho sản phẩm là gỗ phục vụ sản xuất công nghiệp sẽ không thuộc nhóm đất LNC.
Đất LNC có một số đặc điểm có thể kể đến, đó là:
Ký hiệu LNC là đất gì trên đây được AnPhatLand tổng hợp lại từ thông tư 08/2007/TT-BTNMT ban hành năm 2007 bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường. Độc giả có thể tham khảo thêm để hiểu rõ hơn đất LNC là gì cũng như cách thống kê, kiểm kê đất đai, hiện trạng sử dụng đất và xây dựng bản đồ đất đai.
Xem thêm:
Tìm hiểu về khái niệm đất LNC là đất gì, chúng ta có thể rất dễ dàng hình dung được vai trò của loại đất này đối với nền kinh tế của đất nước.
Có thể nói, sản phẩm của các loại cây công nghiệp lâu năm này có giá trị lớn đối với nền kinh tế nước ta. Đặc biệt, nhiều loại trong số chúng trong nhiều năm đã là nguồn xuất khẩu chủ đạo và góp phần khẳng định thương hiệu của Việt Nam trên thế giới, chẳng hạn: cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè, dừa,…
Không những thế, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của nước ta, loại đất này có nhiều điều kiện để phát huy tối đa tác dụng và vai trò trong việc thúc đẩy cây lâu năm phát triển mạnh mẽ, cho năng suất lớn cũng như chất lượng cao.
Ngoài việc tìm hiểu về định nghĩa đất LNC là gì, bạn cũng cần cập nhật những quy định chung về đất LNC.
Theo đó, để đất LNC có thể được sử dụng một cách hiệu quả, mang lại năng suất cao, cả cơ quan quản lý lẫn người được giao quyền sử dụng đều được quy trách nhiệm cụ thể.
Ngoài băn khoăn LNC là đất gì, còn một số nội dung khác bạn có thể gặp đối với loại đất này, đó là:
Theo các nội dung quy định trong Luật Đất đai năm 2013, thời hạn được giao, công nhận quyền sử dụng đất trồng cây công nghiệp lâu năm đối với hộ gia đình hay cá nhân là không vượt quá 50 năm. Đây là thời gian đủ dài để lập kế hoạch nhằm tận dụng, phát huy hiệu quả tối đa của đất.
Về mục đích sử dụng của từng loại đất đai cũng được quy định rõ trong Luật Đất đai 2013. Vì thế, với câu hỏi đất LNC có xây nhà được không thì câu trả lời là không. Nếu bạn cố tình thực hiện hoạt động này là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý.
Tuy nhiên, nếu thực sự có nhu cầu, bạn có thể xin phép nhà nước cho được chuyển đổi mục đích sử dụng. Việc chuyển đổi đất LNC sang đất ở có thực hiện được hay không còn tùy từng trường hợp cũng như điều kiện, kế hoạch sử dụng đất cụ thể của từng địa phương.
Định nghĩa đất LNC là đất gì đã được làm rõ, đây là ký hiệu của đất trồng cây công nghiệp lâu năm. Trong khi đó, ký hiệu đất CLN là đất trồng cây lâu năm. Như vậy, đây là hai mã đất khác nhau, nhưng đất LNC là một trong số loại đất thuộc nhóm đất CLN.
Xem thêm:Đất CLN là gì, có được xây nhà trên đất CLN không?
Độc giả có thể xem bảng ký hiệu các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp được quy định cụ thể tại Phụ lục 01 thông tư 55/2013/TT-BTNMT như sau:
Số thự tự | Loại đất | Mã |
I.1 | Đất sản xuất nông nghiệp | |
I.1.1 | Đất trồng cây hàng năm | |
I.1.1.1 | Đất trồng lúa | |
– | Đất chuyên trồng lúa nước | LUC |
– | Đất trồng lúa nước còn lại | LUK |
– | Đất trồng lúa nương | LUN |
I.1.1.2 | Đất cỏ dùng vào chăn nuôi | COC |
I.1.1.3 | Đất trồng cây hàng năm khác | |
– | Đất bằng trồng cây hàng năm khác | BHK |
– | Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác | NHK |
I.1.2 | Đất trồng cây lâu năm | |
I.1.2.1 | Đất trồng cây công nghiệp lâu năm | LNC |
I.1.2.2 | Đất trồng cây ăn quả lâu năm | LNQ |
I.1.2.3 | Đất trồng cây lâu năm khác | LNK |
I.2 | Đất lâm nghiệp | |
I.2.1 | Đất rừng sản xuất | |
I.2.1.1 | Đất có rừng tự nhiên sản xuất | RSN |
I.2.1.2 | Đất có rừng trồng sản xuất | RST |
I.2.1.3 | Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất | RSK |
I.2.1.4 | Đất trồng rừng sản xuất | RSM |
I.2.2 | Đất rừng phòng hộ | |
I.2.2.1 | Đất có rừng tự nhiên phòng hộ | RPN |
I.2.2.2 | Đất có rừng trồng phòng hộ | RPT |
I.2.2.3 | Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ | RPK |
I.2.2.4 | Đất trồng rừng phòng hộ | RPM |
I.2.3 | Đất rừng đặc dụng | |
I.2.3.1 | Đất có rừng tự nhiên đặc dụng | RDN |
I.2.3.2 | Đất có rừng trồng đặc dụng | RDT |
I.2.3.3 | Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng | RDK |
I.2.3.4 | Đất trồng rừng đặc dụng | RDM |
I.3 | Đất nuôi trồng thủy sản | |
I.3.1 | Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn | TSL |
I.3.2 | Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt | TSN |
I.4 | Đất làm muối | LMU |
I.5 | Đất nông nghiệp khác | NKH |
Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất AnPhatLand cập nhật được thì hiện nay, Thông tư 55/2013/TT-BTNMT đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Theo thông tư mới nhất này thì bảng ký hiệu các loại đất được thể hiện trong bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính được rút gọn như sau:
STT | Loại đất | Mã |
I | NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIÊP | |
1 | Đất chuyên trồng lúa nước | LUC |
2 | Đất trồng lúa nước còn lại | LUK |
3 | Đất lúa nương | LUN |
4 | Đất bằng trồng cây hàng năm khác | BHK |
5 | Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác | NHK |
6 | Đất trồng cây lâu năm | CLN |
7 | Đất rừng sản xuất | RSX |
8 | Đất rừng phòng hộ | RPH |
9 | Đất rừng đặc dụng | RDD |
10 | Đất nuôi trồng thủy sản | NTS |
11 | Đất làm muối | LMU |
12 | Đất nông nghiệp khác | NKH |
Có thể nói, đây là loại đất khi đầu tư đúng thời điểm có thể mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đi kèm với đó cũng không tránh khỏi một số rủi ro có thể liên quan tới quyền chuyển nhượng hay quyền sử dụng.
Vì vậy, tốt nhất, bạn có thể xem xét các yếu tố sau trước khi quyết định đầu tư, mua bán đất LNC:
– Đất đó là được giao hay cho thuê và có còn hạn không.
– Nếu là dạng cho thuê đất thì người giao dịch với bạn có chính xác là người chủ, đứng tên ở trong hợp đồng hay không.
– Nếu muốn việc đầu tư mang lại lợi ích cao thì tốt nhất cần quan tâm, chú ý tới kế hoạch sử dụng đất hàng năm mà địa phương đã ban hành. Khi thửa đất ấy thuộc diện được phép chuyển đổi thành đất thổ cư, chắc chắn, nguồn lợi chúng mang lại là không nhỏ.
Với những chia sẻ trên, AnPhatLand hy vọng phần nào đã giải đáp cho bạn thắc mắc LNC là đất gì cùng một vài kinh nghiệm sử dụng, đầu tư loại đất này. Độc giả đừng quên theo dõi tiếp các bài viết trên Wiki BĐS để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích, các chỉ dẫn mua bán, đầu tư bất động sản hiệu quả; hay các thông tin về tài chính, pháp lý, quy hoạch v.v…
Hà Linh
Với những dự án nhà ở sinh viên không hiệu quả, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng ch...
Bên cạnh đề cao tính tiện dụng trong quá trình sinh hoạt, gia chủ mong muốn có một thiết kế nhà hiện...
Thiết kế nội thất cho căn nhà luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia chủ để có một không gian sống...