Top 10 tòa nhà cao nhất thế giới có tên Việt Nam
Wiki

Top 10 tòa nhà cao nhất thế giới có tên Việt Nam

1. Tháp Burj Khalifa – tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay

Tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay nằm ở Dubai với tên gọi Tháp Burj Khalifa. Có thể nói Burj Khalifa thực sự là một viên ngọc quý giữa lòng sa mạc, là niềm tự hào của người dân Dubai (hay còn được gọi là Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất). Được khánh thành vào năm 2010, Burj Khalifa đã sớm trở thành công trình khổng lồ đối với tất cả du khách quốc tế ghé thăm nơi này.

Với chiều cao 828m, 163 tầng, từ 2010 đến nay vẫn chưa có tòa nhà nào chạm ngưỡng hay vượt được Burj Khalifa về chiều cao. Đã có khá nhiều danh xưng được đặt cho Burj Khalifa như “nhà chọc trời” hay “công trình nhân tạo cao nhất”,…

Kiến trúc của tòa nhà này mô phỏng một thành phố thẳng đứng với lõi là hình chữ Y xoắn ốc. Có ba khối tháp xếp cung quanh lõi này và hẹp dần khi lên cao. Bên trong tòa nhà là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa đạo Hồi và hơi thở trẻ trung của cuộc sống hiện đại. 

tháp Burj Khalifa của Dubai
Tòa tháp cao nhất thế giới có thiết kế gồm nhiều khối xếp thành hình xoắn ốc

Hiện nay phần lớn diện tích Burj Khalifa thuộc về khách sạn Armani Hotel Dubai, bên dưới khách sạn này là Dubai Mall cùng nhiều nhà hàng hạng sang khác. Nếu có cơ hội được đến thăm công trình 20 tỷ đô này hẳn bạn sẽ phải trầm trồ vì sự sang trọng, tinh xảo, hiện đại và nhộn nhịp bên trong nó.

2. Tháp Thượng Hải – tòa nhà cao nhất Châu Á

Thực tế thì tháp Thượng Hải (khi còn là bản thiết kế) từng là công trình cao nhất thế giới. Nhưng đến năm 2010 thì nó đã chính thức bị truất ngôi bởi Burj Khalifa của Dubai. Dù vậy tháp Thượng Hải vẫn là tòa nhà cao nhất Châu Á và đứng thứ 2 trong danh sách các tòa nhà cao nhất thế giới.

Hiện nay tháp Thượng Hải nằm ngay tại biệt khu tài chính Lục Gia Thủy nổi tiếng của Trung Quốc, được ví như trái tim của cả vùng Phố Đông này. Chiều cao chính thức của tòa tháp này là 632 m chia làm 128 tầng. 

Khách tham quan khi tới đây thường không chỉ trầm trồ vì chiều cao của tòa tháp mà còn bởi kiến trúc quá ấn tượng của nó. Dù được hoàn thành cách đây đã 5 năm (năm 2015) nhưng thiết kế các khối xoắn quanh một trục nhà chính của tháp vẫn giữ được vẻ độc đáo, táo bạo. Đặc biệt thiết kế này còn giúp tòa tháp có khả năng tự nạp nước mưa để điều hòa nhiệt độ, sưởi ấm cho cả công trình.

Tháp Thượng Hải - tòa nhà cao nhất Châu Á
Tháp Thượng Hải – tòa nhà cao nhất Châu Á và cũng lọt top các tòa nhà chọc trời trên thế giới

3. Tháp Abraj Al-Bait – Tòa nhà cao nhất Tây Nam Á

Nếu bạn vẫn cho rằng đồng hồ ở tháp Big Ben là to nhất thế giới thì hẳn là bạn chưa biết tới tháp đồng hồ Abraj Al-Bait của Ả Rập. Tuy không phải là công trình cao nhất thế giới nhưng Abraj Al-Bait lại là khách sạn và tháp đồng hồ cao nhất lịch sử nhân loại từ trước đến nay. 

Tháp Abraj Al-Bait - Tòa nhà cao nhất Tây Nam Á
Tòa tháp cao nhất Tây Nam Á cũng là tháp đồng hồ cao nhất thế giới

Tháp cao tới 601 m và có 120 tầng. Tháp Abraj Al-Bait cao và nổi bật đến nỗi chúng ta có thể nhìn giờ tại mặt đồng hồ của tháp trong bán kính 17km ban ngày và 12km ban đêm.

Abraj Al-Bait có vị trí đắc địa ngay gần nhà thờ Al-Masjid Al-Haram – trái tim của đạo Hồi. Tháp này có nhiệm vụ chính là cung cấp nơi dừng chân cho khách hành hương tới thăm thánh địa Mecca. Ngoài tháp chính thì Abraj Al-Bait còn có rất nhiều tòa nhà khác cùng thuộc một khu phức hợp chung. Không thể phủ nhận một sự thật là khu phức hợp này đang đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế cho Ả Rập.

Bên trong Abraj Al-Bait bao gồm nhiều khách sạn, nhà hàng nổi tiếng tại Ả Rập, bao gồm cả khách sạn 5 sao. Ngoài ra Abraj Al-Bait còn sở hữu một phòng cầu nguyện riêng có sức chứa lên tới 1 vạn người.

4. Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An – công trình hành chính cao thế giới

Tiếp tục là một cái tên đến từ Trung Quốc trong danh sách các công trình chọc trời trên thế giới. Các tòa nhà chọc trời tại Trung Quốc đang thi nhau mọc lên, tòa nọ nối tiếp và phá kỷ lục của tòa kia. Sau tháp Thượng Hải thì Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An tiếp tục ghi danh trong danh sách các công trình cao nhất thế giới.

Riêng đối với Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An, giới chức Thâm Quyến đang muốn tiên phong trong việc tái cơ cấu quỹ đất dành cho văn phòng hành chính. Theo như bản thiết kế đã được công bố thì Trung tâm Bình An sẽ có 115 tầng với chiều cao khoảng 600m. Trung tâm Bình An đã hoàn thành vào năm 2017 và chính thức đi vào hoạt động từ đó đến nay.

Trung tâm này bao gồm nhiều phòng hội nghị, khách sạn và các gian hàng bán lẻ đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới. Đặc biệt, bên trong khu trung tâm này có tới 33 thang máy hai tầng cùng hoạt động để phục vụ việc di chuyển nói chung. Có một số tour du lịch hiện nay cho phép khách tham quan lên tòa nhà để ngắm thành phố Thâm Quyến từ trên cao.

Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An
Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An – công trình hành chính cao nhất thế giới

6. Tháp Lotte World – công trình cao nhất Hàn Quốc

Lotte World từ lâu là điểm tham quan lý tưởng đối với tất cả các khách du lịch Hàn Quốc, Seoul. Tháp Lotte World cao chạm mốc 555m và được thiết kế thành 123 tầng. Hiện nay Lotte World đang là một trong những trung tâm thương mại hàng đầu thế giới. Bạn có thể tìm thấy hầu hết các thương hiệu nổi tiếng tại đây.

Điểm đặc biệt của Lotte World còn nằm ở thiết kế đầy ý nghĩa của nó. Ý tưởng của các kiến trúc sư Hàn Quốc là xây một tòa nhà đủ cao để thế giới ấn tượng nhưng vẫn phải mang văn hóa bản địa. Nghệ thuật làm gốm và hình ảnh chiếc bút lông đã được chọn để tái hiện lên Lotte World. Nhìn bên ngoài, Lotte World có hình nón khổng lồ nhưng uốn cong nhẹ nhàng.

Tháp Lotte World - công trình cao nhất Hàn Quốc
Nhờ tòa Lotte World mà Hàn Quốc đã ghi tên mình vào danh sách các quốc gia có công trình cao nhất thế giới

7. Tháp Trung tâm Thương mại Thế giới  – tòa nhà cao nhất nước Mỹ và toàn bộ Bán cầu Tây

Tháp Trung tâm Thương mại Thế giới vốn được xây dựng trên nền đất cũ của tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới cũ. Kể từ sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11 tháng 9 năm 2001, người Mỹ đã quyết định xây lại trung tâm thương mại. Từ đó công trình này được biết đến như lòng tự trọng được phục dựng, sự an ủi đối với các nạn nhân xấu số của xứ cờ hoa.

Nước Mỹ đã chi ra tổng cộng gần 4 tỷ USD để xây lên 104 tầng (tương đương chiều cao khoảng 541m) cho Tháp Trung tâm Thương mại Thế giới. Tòa tháp đã chính thức đi vào hoạt động vào năm 2014 và giữ vị trí thứ 7 trong danh sách những tòa nhà cao nhất thế giới. Ngoài ra công trình này hiện đang giữ kỷ lục công trình cao nhất tại Bán cầu Tây.

Hiện nay bạn có thể đăng ký tour khám phá thành phố New York trên cao tại tháp Trung tâm Thương mại này. Đặc biệt tháp này cũng đang tiên phong về việc dùng năng lượng tái tạo bao gồm tái tạo ánh sáng mặt trời và nước mưa.

Tháp Trung tâm Thương mại Thế giới - tòa nhà cao nhất nước Mỹ
Tháp Trung tâm Thương mại Thế giới – tòa nhà cao nhất nước Mỹ

8. Các tháp CTF tại Quảng Châu và Thiên Tân

Hai tòa tháp CTF là hai công trình khổng lồ đa chức năng tiêu biểu tại Trung Quốc. Tháp CTF tại Quảng Châu được khánh thành trước và đi vào hoạt động khoảng năm 2016, tháp CTF Thiên Tân mới đi vào hoạt động năm 2019. Cả hai tòa tháp đều có chiều cao chính thức là 530m và do tập đoàn trang sức nổi tiếng Chow Tai Fook đầu tư.

Các tháp CTF tại Quảng Châu và Thiên Tân|
Trung tâm Tài chính CTF Quảng Châu (còn gọi là East Tower)

Tòa nhà có tổng cộng 111 tầng trên và 5 tầng dưới mặt đất. Hiện nay cả hai tháp CTF đều được đưa vào hoạt động dưới dạng bất động sản hỗn hợp, đa chức năng. Bên trong hai tháp vừa là tổ hợp trung tâm thương mại, khu văn phòng, khách sạn và khu dân cư cao cấp. Trung tâm tài chính CTF đều đã trở thành niềm tự hào của người dân Quảng Châu và Thiên Tân.

9. Tòa Exchange 106 – Tòa nhà cao nhất Đông Nam Á

Tòa nhà Exchange 106 tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia hiện đang giữ ngôi vị cao nhất Đông Nam Á từ tháng 10 năm 2019 đến nay. Tòa nhà có chiều cao 492m này thuộc phức hợp khu Tun Razak Exchange của nước này. Exchange 106 vừa có nhiệm vụ làm đòn bẩy kinh tế vừa có nhiệm vụ hỗ trợ ổn định ngành bất động sản văn phòng trong nước. 

Hiện nay Exchange 106 đang thuộc quyền quản lý trực tiếp từ tập đoàn bất động sản Mulia cùng Bộ Tài chính Malaysia. Toàn bộ 106 tầng của tòa tháp này đều mang cảm hứng từ kiến trúc, mỹ thuật Hồi giáo cùng các vật liệu như gỗ, cẩm thạch,… Chức năng chính của tòa tháp hướng tới trong năm vừa qua là cung cấp địa điểm thuê mặt bằng văn phòng cho các công ty đa quốc gia.

Tòa Exchange 106 - Tòa nhà cao nhất Đông Nam Á
Tòa Exchange 106 – Tòa nhà cao nhất Đông Nam Á và lọt top các tòa nhà cao nhất thế giới

10. Tòa Landmark 81 – Tòa nhà cao nhất Việt Nam

Landmark 81 do tập đoàn VinGroup thi công đã trở thành biểu tượng mới cho bất động sản, sự thịnh vượng của Việt Nam. Với chiều cao 462m, tháp Landmark là minh chứng rõ ràng nhất cho sự chuyển mình của đất nước để hội nhập với bạn bè năm châu. Nếu như người dân Dubai có Burj Khalifa, người dân Trung Quốc có tháp Thượng Hải thì nay người dân Việt Nam đã có Landmark 81.

Tòa Landmark 81 - Tòa nhà cao nhất Việt Nam
Landmark 81 đã trở thành công trình cao nhất Việt Nam

Landmark 81 chủ yếu hướng tới phân khúc khách hàng thượng lưu. Bên trong công trình này là tổ hợp trung tâm mua sắm, căn hộ thương mại, căn hộ cao cấp, nhà hàng, khách sạn, bar,… Đặc biệt hiện nay các kỉ lục đài quan sát cao nhất Việt Nam, sân băng trong nhà lớn nhất Việt Nam, bể bơi vô cực có view đẹp nhất Việt Nam,… đều do tòa tháp này nắm giữ.

Có thể nói VinGroup thông qua Landmark 81 đã nâng tầm chất lượng ngành xây dựng và bất động sản nước ta lên một bậc cao mới.

>> Xem thêm: Landmark là gì?

Nếu bạn còn muốn tìm hiểu thêm về tòa nhà cao nhất thế giới trong tương lai thì chúng tôi vẫn còn một thông tin cực kỳ thú vị dành cho bạn. Dự kiến vào khoảng cuối năm nay thế giới sẽ có tòa nhà đầu tiên chạm mốc 1 km. Đó chính là Jeddah Tower tại thành phố Jeddah, Ả Rập. Kiến trúc sư chính của công trình này cũng là người đã thiết kế Burj Khalifa – tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay.

Jeddah Tower với chiều cao 230 tầng được đầu tư khoảng 2 tỷ USD. Ả Rập dự kiến sẽ biến công trình này trở thành một khu trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng và căn hộ cao cấp, sang trọng và hiện đại. Trong tương lai đài quan sát cao nhất thế giới sẽ được đặt tại tầng thứ 157 của Jeddah Tower cùng hơn 60 thang máy phục vụ nhu cầu đi lại.

Jeddah Tower - tòa nhà cao nhất thế giới
Jeddah Tower sau khi xây xong sẽ trở thành tòa nhà cao nhất thế giới

Trên đây là top những tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay và cả trong tương lai. Những hình ảnh và con số khổng lồ vừa rồi chắc hẳn sẽ khiến nhiều người mong muốn được một lần ghé thăm những công trình này. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới trên website AnPhatLand để cập nhật thêm những kiến thức, thông tin thú vị về bất động sản và các lĩnh vực liên quan.

NTT

Related Posts
Thừa kế nhà đất bằng di chúc miệng có hợp pháp không?Th12 20, 2024
Thừa kế nhà đất bằng di chúc miệng có hợp pháp không?

Tuy di chúc bằng văn bản mới là hình thức được sử dụng phổ biến, có giá trị chứng cứ cao, nhưng tron...

Đất bị cấp chồng lấn phải làm sao?Th12 20, 2024
Đất bị cấp chồng lấn phải làm sao?

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà thực tế không ít trường hợp đất liền kề bị cấp chồng lấn, cùng một...

TP.HCM đấu giá 3 lô đất gần 46.000m2 tại Thủ ThiêmTh12 20, 2024
TP.HCM đấu giá 3 lô đất gần 46.000m2 tại Thủ Thiêm

3 lô đất R1, R2, R3 thuộc khu 38,4ha (khu đất tái định cư trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm) tại quận 2...