Bảng giá đất là giá đất theo từng vị trí được Ủy ban nhân dân cấp tính xây dựng định kỳ 5 năm một lần và công bố công khai vào ngày 1/1 của năm đầu kỳ sau khi được Hội đồng đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua. Bảng giá đất được xây dựng dựa trên nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất chung tại thời điểm quyết định. Như vậy, mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương sẽ có bảng giá đất riêng áp dụng cho địa phương mình. Khi Chính phủ điều chỉnh giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động trong thời gian thực hiện bảng giá đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh giá đất cho phù hợp.
Bảng giá đất đóng vai trò quan trọng trong quản lý và sử dụng đất đai.
Theo Khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013, bảng giá đất được sử dụng làm căn cứ trong các trường hợp:
Việc điều chỉnh bảng giá đất được thực hiện khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất mà mức giá điều chỉnh giảm 20% trở lên so với giá đất tối thiểu hoặc tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa và khi giá đất phổ biến trên thị trường giảm 20% trở lên so với giá đất tối thiểu hoặc tăng 20% trở lên so với giá đất tối d da trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên.
Trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất được quy định cụ thể tại Điều 12 Nghị định 44/2014/NĐ-CP và thông tư 36/2014/TT-BTNMT:
Bước 1. Lập dự án xây dựng bảng giá đất, thành lập ban chỉ đạo xây dựng bảng giá đất.
Bước 2. Xác định các loại đất trong bảng giá đất khi xây dựng bảng giá đất.
Bước 3. Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin giá đất trên thị trường, kết hợp với các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, quản lý và sử dụng đất đai tác động đến giá đất khi xây dựng bảng giá đất.
Bước 5. Xây dựng bảng giá đất và tờ trình về việc ban hành bảng giá đất; xử lý giá đất trong bảng giá đất ở những khu vực giáp ranh.
Bước 6. Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo bảng giá đất trong quá trình xây dựng bảng giá đất.
Bước 7. Thẩm định dự thảo bảng giá đất.
Bước 8. Hoàn thiện dự thảo bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 9. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất.
Bước 10. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành bảng giá đất.
Sau khi hiểu rõ bảng giá đất là gì, bạn cần phân biệt bảng giá đất với khung giá đất và giá đất cụ thể. Bảng so sánh dưới đây sẽ chỉ ra 7 căn cứ giúp bạn không bị nhầm lẫn giữa các khái niệm này.
Tiêu chí so sánh | Khung giá đất | Bảng giá đất | Giá đất cụ thể |
Căn cứ pháp lý | Điều 113 Luật Đất đai 2013 | Khoản 1, 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013 | Khoản 3, 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013 |
Định nghĩa | Giá đất được xác định từ mức tối thiểu đến tối đa cho từng loại đất. Được ban hành định kỳ 5 năm một lần | Tập hợp các mức giá cho từng vị trí được công bố định kỳ 5 năm một lần | Giá đất theo mục đích sử dụng và thời hạn sử dụng đất ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, quyết định thu hồi đất |
Cơ quan ban hành | Do Nhà nước quy định | Do UBND cấp tỉnh ban hành | Do UBND cấp tỉnh xây dựng |
Căn cứ xây dựng | Nguyên tắc định giá đất quy định tại Điều 112 của Luật Đất đai 2013 Phương pháp định giá đất quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 của Nghị định 44/2014/NĐ-CP Kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường Các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất | Thông tin bảng giá đất Thông tin về giá đất trên thị trường Điều kiện kinh tế và xã hội tại địa phương | |
Thời hạn ban hành | Xây dựng định kỳ 5 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng | Xây dựng định kỳ 5 năm một lần, công bố vào ngày đầu tiên của năm đầu kỳ | Không có quy định cụ thể về thời hạn ban hành |
Bắt đầu được quy định | Luật Đất đai 1993 | Luật Đất đai 2003 | Luật Đất đai 2013 |
Khánh An (tổng hợp)
>> Khu dân cư hiện hữu là gì? Những điều cần biết về đất khu dân cư hiện hữu
UBND TP. Đà Nẵng vừa cho biết đã có báo cáo số 3917, gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến Quy hoạch...
UBND Đà Nẵng vừa ra quy định về giá đất ở với các con đường chưa đặt tên thuộc các khu dân cư trên đ...
Sơn chống nóng cho mái nhà; dùng tấm lợp cách nhiệt; làm trần thạch cao, trần nhựa; trồng cây dây le...